UỐNG TRÀ TRỊ BÁCH BỆNH - Trang 187

Chúng ta có thể nhận ra được những nốt thuỷ thũng với mật độ dày đặc và đầu to nhỏ khác
nhau, khi bị vỡ ra sẽ có cảm giác nóng bỏng và ngứa ngáy khó chịu. Để tránh bị viêm da do côn
trùng cắn thì cần phải làm tốt công tác vệ sinh môi trường sống xung quanh, đồng thời cần
đóng các cánh cửa sổ hay cửa chính để tránh côn trùng thâm nhập vào trong nhà. Khi bị côn
trùng cắn thì nhanh chóng rửa sạch những chỗ bị thương bằng xà phòng rồi bôi những loại
thuốc khử độc và bảo vệ những chỗ bị thương tổn đó.

Thứ năm là viêm da do truyền nhiễm. Để tránh cho da bị viêm do truyền nhiễm thì trước

tiên cần phải luôn duy trì sự sạch sẽ cho da, thường xuyên tắm rửa, cắt móng tay, sau khi da bị
nhiễm nước thì cần nhanh chóng duy trì da có được sự sảng khoái và khô. Chú ý căn phòng
phải thoáng gió, thoáng mát. Những người phụ nữ khi dùng mỹ phẩm trang điểm thì cần chú ý
không nên sử dụng quá nhiều bởi vì nếu dùng quá nhiều mỹ phẩm sẽ khiến cho sự phân tiết
của da gặp trở ngại từ đó mà dẫn tới viêm da.

VIII. Bệnh truyền nhiễm đường tiết niệu

Bệnh truyền nhiễm đường tiết niệu là chỉ vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở bên trong niệu

đạo, đồng thời xâm phạm niêm mạc hoặc các tổ chức của đường tiết niệu. Vi khuẩn là loại vi
khuẩn gây bệnh gây ra lây nhiễm đường tiết niệu thường gặp nhất, nhưng virus, nấm mốc và kí
sinh trùng cũng có thể dẫn tới căn bệnh này. Lây nhiễm đường tiết niệu phần lớn có thể dẫn
tới viêm cục bộ, căn cứ vào sự lây nhiễm ở những cơ quan khác nhau mà có thể phân ra làm
viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang và truyền nhiễm thận. Truyền
nhiễm đường tiết niệu là căn bệnh thường gặp nhất của hệ thống niệu tiết, do vi khuẩn đại
tràng dẫn tới là thường gặp nhất.

1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Thực nghiệm đã chứng minh, lá trà có vai trò trong việc khống chế vi khuẩn đại tràng, liên

cầu khuẩn và các virus, đó là vì những vật chất loại phenol có trong lá trà như catechin và
theaflavins có thể kết hợp cùng với anbumin virus, từ đó mà giảm thấp hoạt tính của virus .
Thuốc ngâm v à gingi có trong lá trà đều có tác dụng ức chế đối với những vi khuẩn lỵ, trong đó
hiệu quả kháng vi khuẩn có thể được so sánh với hoàng liên.

2. Các loại trà nên sử dụng

(1). Trà ruột bấc trong thân cây

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Ruột bấc trong thân cây 3 gam, cỏ đăng tâm 3 gam,

trà xanh 6 gam, rễ cỏ bạch mao 30 gam. Trộn lẫn các nguyên liệu trên sau đó dùng nước sôi
ngâm trong vòng 5 phút là có thể dùng được. Mỗi ngày uống 1 thang, uống liên tục nhiều ngày.

Công hiệu chữa trị: Thanh nhiệt lợi tiểu.

Chú ý: Phương trà này chủ trị truyền nhiễm đường tiết niệu cấp tính, đi tiểu buốt không

thông.

(2). Trà lá trúc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.