UỐNG TRÀ TRỊ BÁCH BỆNH - Trang 25

gam, phục linh 15 gam, bạch thuật 15 gam, tần bì 15 gam, ban hạ 15 gam, cúc tây 15 gam, hoa
khoản đông 15 gam, ma hoàng nướng 10 gam, thục địa 15 gam, sơn dược 15 gam, lá trà vừa đủ.
Đem những loại thuốc trên đổ nước vào đun, mỗi ngày uống một thang, chia làm hai lần uống
vào sáng và tối.

Công dụng chữa trị: Kiện tì tiêu đờm, chữa ho, bình ổn hơi thở.

(3). Trà thuốc chữa hen suyễn – phương thuốc 3

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Xác ve 30 gam, địa long 10 gam, tằm khô 10 gam,

cây xạ can 10 gam, ma hoàng 6 gam, cam thảo 6 gam, cây tế tân 3 gam, xuyên bối mẫu 9 gam,
lá trà với lượng thích hợp. Đun sôi những nguyên liệu trên, mỗi ngày một thang, mỗi ngày
uống hai lần phân ra làm buổi sáng và buổi tối.

Công dụng chữa trị: Làm ấm phổi tản nhiệt, hóa viêm bình suyễn.

(4). Trà kiều mạch mật ong

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Bột kiều mạch 120 gam, lá trà 6 gam, mật ong 6

gam. Lá trà nghiền nhỏ, trộn đều cùng với bột kiều mạch và mật ong. Mỗi ngày lấy ra 20 gam,
đổ nước sôi vào để trong năm phút là có thể uống được. Mỗi ngày uống một thang.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, bình ổn hơi thở.

Chú ý: Phương trà này dùng với người bị hen suyễn thông thường. Trong kiều mạch có chứa

nhiều hàm lượng các chất dinh dưỡng như rutin, selen và vitamin, là những chất có lợi cho sức
khỏe. Theo cuốn “Bản thảo cương mục” ghi lại: nó có tác dụng đối với tràng vị, ích khí, điều tiết
thần kinh, giảm nhiệt, chữa đau phù, chữa chứng khí hư màu trắng, chữa đau do tả.

(5). Trà hoa khoản đông

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hoa khoản đông 6 gam, lá trà 6 gam. Đổ nước sôi

vào để trong 5 phút là có thể dùng được. Mỗi ngày uống một thang, uống làm nhiều lần.

Công dụng chữa trị: Tiêu đờm, bình ổn hơi thở.

Chú ý: Phương trà này dùng với người bị hen suyễn thông thường. Hoa khoản đông (còn gọi

là hoa đông, hoa cửu cửu), là một loại thuốc đã dùng từ rất lâu đời, thấy sớm nhất là ở trong
cuốn “Sở từ”, sau đó được thấy ở những cuốn thư tịch cổ về y dược từ thời trước như “Thần
nông bản thảo kinh”, “Bản kinh phùng nguyên”, “Biệt lục”, “Dược phẩm hóa nghĩa”, v.v… đã
luận giải sâu sắc về giá trị của loại thuốc trên. Loại thuốc trên có vị cay, hơi đắng, có tính nóng,
có tác dụng nhuận phổi hạ khí, chữa ho tiêu đờm, có tác dụng rất tốt đối với người bị ho kéo
dài, ho ra nhiều đờm, ho ra máu.

(6). Trà phục linh gừng khô

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Gừng tươi 5 gam, phục linh 10 gam, cam thảo 5

gam. Đem ba thứ trên nghiền thành bột khô, cho vào cốc, đổ nước sôi vào, uống lúc nóng, uống

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.