UỐNG TRÀ TRỊ BÁCH BỆNH - Trang 53

(2). Trà táo đỏ với đảng sâm

Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Đảng sâm 20 gam, táo đỏ 10 - 20 quả, lá trà 3 gam. Đảng

sâm, táo đỏ sau khi rửa sạch cho vào đun cùng với lá trà là có thể dùng được.

Công dụng chữa trị: Bổ tì hòa vị, ích khí bồi dưỡng sức khỏe.

Chú ý: Thích hợp với những người thể lực suy giảm, người sau khi phát bệnh ăn uống kém

đi, đại tiện ra phân loãng, cơ thể mệt mỏi, suy nhược thần kinh, tim đập nhanh hoặc đập loạn
nhịp, phụ nữ có tạng nóng.

(3). Trà tứ quân tử

Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Đảng sâm 10 gam, bạch thuật 6 gam, phục linh 12 gam,

cam thảo 4 gam. Đun thành thang thuốc dùng như trà.

Công dụng chữa trị: Bổ khí, kiện tì, dưỡng vị.

Chú ý: Phương pháp này điều trị được chứng hư tì vị khí, quá trình vận chuyển các chất yếu,

ăn uống kém, giọng yếu, toàn thân mệt mỏi, đại tiện ra phân loãng.

(4). Trà đậu côve

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Đậu côve bỏ vỏ 30 gam (nếu là đậu tươi là 60

gam), cho một lượng nước thích hợp vào đun cho đến khi đậu chín nhừ, chắt lấy nước, uống
thay trà.

Công dụng chữa trị: Bổ tì, giải nhiệt, tiêu ẩm.

Chú ý: Đồ uống này chủ trị các bệnh về bài tiết, bài tiết quá nhiều, khi đại tiện ra phân loãng

như nước, không có mùi hôi, bị đầy bụng hoặc đau âm ỉ, hoặc bị chóng mặt, thể lực mệt mỏi,
mặt vàng võ, bựa lưỡi trắng, mạch yếu. Đậu côve còn gọi là đậu côve Danh Nam, đậu Cao Mi,
đậu trà, v.v…đều là những cây thuộc họ đậu. Thông thường vào khoảng thời gian lập đông thì
ta nên hái những quả đậu đã chín, phơi khô, lấy ra những hạt giống, lại phơi khô một lần nữa.
Lấy nhân đậu côve đã sạch cho vào nồi rang đều dưới lửa nhỏ cho đến khi chúng chuyển thành
màu vàng, khi chín dần dưới tác động của nhiệt thì lấy ra để nguội giã nát rồi cho vào dùng.
Món trà này có vị ngọt dịu, có chức năng bổ tì, giải nhiệt tiêu ẩm, có thể chữa được các chứng
liên quan đến nóng ẩm, nôn ọe, bài tiết, yếu tì, nấc, ăn ít mà bài tiết nhiều, giải khát, v.v… Theo
nghiên cứu của phương thuốc này đã chỉ ra rằng, trong đậu côve có chứa hàm lượng các chất
protein (22,7%), chất béo (1,8%), cacbon hyđrat (57%), canxi, phot pho, sắt, axit phytic,
magie, axit pantothenic, kẽm. Cuốn “Bản thảo cầu chân” đã luận giải về cách điều trị bài tiết
đối với loại đậu côve này như sau: “Loại này có tác dụng bổ tì, có vị ngọt, bản thân đậu côve có
mùi thơm, giúp củng cố chức năng của tì; giúp tì luôn có cảm giác dễ chịu; tì đắng ẩm mà ưa
khô, đậu côve có tính nóng, càng củng cố chức năng của tì mà khắc phục được tính khô. Khi tì
đã tốt, đường nước sẽ tự thông, không bị lẫn, còn những chất độc nóng ẩm từ mặt trời sẽ tự
khắc chế được chỉ còn lại trong tì những chất có lợi, như thế liệu còn bệnh khát và bệnh về bài
tiết được không?” Người có tì vị không tốt, mùa hè nên thường xuyên uống loại trà này có thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.