UỐNG TRÀ TRỊ BÁCH BỆNH - Trang 66

(4). Trà tiêu thực

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 30 gam tích thực sao khô, 60 gam bạch thuật

sao khô, 50 gam lục thần khúc sao khô. Theo liều lượng trên, cho tất cả các loại nguyên liệu vào
giã thành bột chuẩn bị dùng. Mỗi lần dùng uống lấy ra 20 gam, cho vào túi vải nhỏ, rồi ngâm
hãm trong cốc bảo ôn, đậy nắp trong khoảng 15 phút, sau đó lấy nước uống nhiều lần thay trà.
Uống xong trong vòng 6 tiếng đồng hồ. Mỗi ngày làm 1 – 2 thang.

Công dụng chữa trị: Kiện thận, chống khó tiêu, hành khí, dẫn khí.

Chú ý: Loại trà này chủ trị thận khí hư nhược, ăn uống không tiêu. Biểu hiện bụng đầy

trướng, đau khó chịu, chán ăn, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Những người thận khí hư nhược mà
thức ăn không bị khó tiêu không nên dùng. Loại thận hư nhược mà loại trà trên chủ trị là do
thức ăn không tiêu hoá được gây ra. Trong phương thuốc này, lấy bạch thuật làm chủ, chủ yếu
có tác dụng kiện thận, hỗ trợ sự vận hành của thận làm chính. Thứ đến là tích thực, có tác dụng
hạ khí chống khó tiêu, giải trừ chứng đầy bụng. Bạch thuật dùng nhiều hơn tích thực gấp 2 lần,
chủ yếu chú ý bồi bổ là chính, trong bồi bổ phải có tiêu hoá, trong tiêu hoá phải có bồi bổ.
Ngoài ra còn có lục thần khúc có tác dụng tiêu hoá những loại thức ăn tích tụ lại. Kết hợp dùng
cả 3 loại vị này có thể làm cho thận vị điều hoà, tiêu hoá tốt, ăn uống bình thường. Theo sách
“Dược lý học của các loại thuốc” có ghi lại: “thần khúc có chức năng lên men để hỗ trợ tiêu hoá,
nhưng nếu người bệnh có axit dạ dày quá nhiều, sẽ dẫn đến lên men nhiều bất thường, cho nên
khi đó không nên dùng”. Thần khúc có thể trị chứng dạ dày đầy trướng, nhưng những người bị
chứng khó tiêu nhưng lại bị loét dạ dày lại không nên dùng.

3. Những điều cần ghi nhớ

Nếu không có biểu hiện buồn nôn đoạn phát, sau khi nôn xong, dạ dày có cảm giác nhẹ

nhõm, thì đa phần đó là nôn do nguyên nhân từ dạ dày. Kèm theo đó là hiện tượng dạ dày
trướng, dạ dày lên men nhiều, đầy hơi, đa phần tiêu hóa không tốt, thì chỉ cần khống chế ăn
uống thanh đạm, không cần phải điều trị đặc biệt gì. Nếu kèm theo hiện tượng dạ dày đau, đa
phần là do viêm dạ dày cấp hoặc mãn tính gây ra, có thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Nếu
bệnh nhân đau bụng dữ dội, có kèm theo tiêu chảy, thì phải nghĩ đến khả năng bệnh nhân bị
trúng độc, phải đưa bệnh nhân đi bệnh viện để cấp cứu.

Không buồn nôn mà lại nôn, nôn rất dữ dội, sau khi nôn mới cảm thấy nhẹ nhõm, đa phần

do các bệnh của trung khu thần kinh gây ra áp cao dẫn đến, thường thấy do các bệnh như viêm
não, viêm niêm mạc não, u não, xuất huyết não, đặc biệt là khi bị sốt cao cũng có thể gây ra.
Những bệnh nhân loại này nên đi đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác, tuyệt đối không
tự dùng các loại thuốc chống nôn.

Buồn nôn nhiều, có khi bị nôn, trong các thứ nôn ra đôi khi có cả dịch mật, sau khi nôn xong

vẫn không thấy nhẹ nhõm, thậm chí có bệnh nhân nôn hết cả các thứ trong dạ dày ra rồi mà
vẫn muốn nôn, nôn như một phản xạ, thường thấy là các cơ quan tạng khí trong người vị mắc
chứng viêm, ví dụ như viêm túi mật, viêm tuyến tuỵ và viêm nhiễm độc gan. Những loại nôn
này không thể coi thường được, mà phải nhanh chóng, kịp thời đưa bệnh nhân đến bệnh viện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.