mạnh. Những loại này, cần vận động theo chỉ dẫn của thầy thuốc, căn cứ vào tình trạng bệnh
mà tập những loại thể thao trị liệu, thái cực quyền v.v…
Thứ ba là điều trị hợp lý: Khi thực hiện những biện pháp điều trị trên rồi mà hiệu quả vẫn
chưa tốt, thì cần bổ sung thêm những cách điều trị vật lý khác, ví dụ như tắm khoáng, trị liệu
điện từ gan. Biện pháp trị liệu điện từ cho gan có thể điều chỉnh được rối loạn gan, từ đó làm
cho mỡ trong máu trở nên bình thường.
Thứ tư là điều trị bằng thuốc: Đối với chứng bệnh mỡ máu lâu năm và nặng, có thể tiến
hành điều trị bằng thuốc, hiện nay chưa có loai thuốc nào có thể giảm nhẹ được lượng mỡ
trong máu một cách hợp lý theo sinh lý. Đa số lượng mỡ máu chỉ giảm trong một khoảng thời
gian ngắn, nhưng về lâu dài sẽ xuất hiện các tác dụng phụ. Cho nên, điều trị bằng thuốc là biện
pháp bất đắc dĩ khi áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân bị bệnh tim mạch mà trao đổi
mỡ trong máu bị rối loạn, cho nên cần phải kết hợp điều trị với những biện pháp mà không
dùng đến thuốc.
III. Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một tổ hợp của các bệnh do trao đổi chất và bài tiết không tốt gây ra.
Bệnh do chức năng của tế bào insulin không bình thường, dẫn đến việc trao đổi chất đường,
chất protein và cả chất béo bị rối loạn. Biểu hiện lâm sàng điển hình thường thấy là “ba nhiều
một ít”, đó là uống nhiều, đi tiểu nhiều, ăn nhiều và tiêu hoá ít. Căn cứ theo nguyên nhân gây
bệnh mà chia bệnh này ra làm 2 loại là tiểu đường mang tính kế phát và tiểu đường mang tính
nguyên phát. Bệnh tiểu đường nguyên phát là để chỉ bệnh tiểu đường mà nguyên nhân gây
bệnh chưa được xác định chính xác, nó còn được gọi là bệnh đái đường xảy ra đặc biệt hoặc
nguyên nhân chưa rõ ràng, trong đó tuyệt đại đa số là đã mắc bệnh tiểu đường.
1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh
Trong Đông y, bệnh tiểu đường đựoc gọi là “tiêu khát” đồng thời căn cứ vào sự thứ tự của
triệu chứng “ba nhiều” ở trên để chia thành tiêu hoá nhiều, tiêu hoá trung bình hoặc tiêu hoá
ít. Khát mà uống quá nhiều nước thì xếp vào loại tiêu hoá nhiều, tiêu hoá tốt mà ăn nhiều
được, xếp vào loại tiêu hoá trung bình, miệng khát, tiểu tiện táo thì gọi là tiêu hoá ít. Nếu trong
cuộc sống hàng ngày, nếu kiên trìg uống trà trong thời gian dài, có thể hỗ trợ cho việc giảm
nhẹ bệnh này.
2. Các loại trà nên sử dụng
(1). Trà mướp
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 200 gam mướp, 5 gam trà xanh. Mướp bỏ vỏ thái
miếng, thêm chút muối vào đun sôi lên, sau đó thêm trà xanh vào khuấy đều lấy nước uống.
Mỗi ngày 1 thang, chia thành 2 lần để uống.
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, giải độc, mát máu, cầm máu, tiêu viêm, chống ho.
Chú ý: Trà này thích hợp với người bị tiểu đường, đường trong máu, gan nóng, ho.