(6). Trà rễ lau tươi và trúc như
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 2 gam rễ lau tươi, 7 gam trúc như, 15 gam sơn tra
sao khô, 15 gam giá sao khô, 4 gam quýt hồng, 10 gam lá dâu. Cho vào nồi đun sôi lấy nước
dùng.
Công dụng chữa trị: Mát đầu, sáng mắt.
Chú ý: Loại trà trên có thể dùng thường xuyên, có tác dụng đặc biệt với những người bị hoa
mắt chóng mặt.
3. Những điều cần ghi nhớ
Đa số nhân viên làm việc trong văn phòng hoặc hàng ngày làm việc với máy tính rất dễ bị
mắc chứng bệnh thần kinh căng thẳng (stress), dẫn đến váng đầu. Dưới đây xin giới thiệu mấy
phương pháp điều trị bệnh hoa mắt chóng mặt:
Thứ nhất: Hai ngón tay vô danh cong lại, ấn lên thái dương, sau đó dùng ngón tay cái và
ngón tay trỏ ấn vào cùng chỗ với ngón vô danh, sau đó ấn nhẹ nhàng dần dần sang cả các khu
vực khác của đầu, nên làm trước khi đi ngủ chừng khoảng 1 phút. Ngoài ra, bình thường cũng
có thể áp dụng phương pháp này.
Thứ hai là ngồi trên ghế dựa tròn, dần dần nâng ngực và toàn bộ thân thể lên, lặp lại khoảng
10 lần, tập liên tục dần dần nâng lên khoảng 30 lần.
Thứ ba là trước khi rửa mặt buổi sáng sớm, đầu tiên nên nhắm chặt mắt lại, đứng trước
gương, duy trì trong khoảng 1 phút, sau đó tay nắm lấy một chiếc ghế ở bên cạnh, sau đó lần
lượt nhấc chân lên, giữ mỗi chân đứng khoảng 30 giây. Mỗi sáng sớm tập từ 1-3 phút.
Những người bị hoa mắt chóng mặt, trong cuộc sống hàng ngày cần chú ý kết hợp lao động
và nghỉ ngơi hợp lý, không nên lao động nặng, nên đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh kích động thần
kinh. Vội vàng, nóng giận, căng thẳng, nóng nảy đều có thể dẫn đến hoa mắt chóng mặt. Khi bị
chóng mặt, cần chú ý ăn nhạt, không được uống rượu. Khi phát bệnh, cần tuyệt đối tuân thủ
việc nằm nghỉ ngơi trên giường, không nên vận động đầu nhiều.
Khi ngủ dậy, đầu tiên đang nằm, một chân cho xuống giường, rồi lấy tay chống và ngồi dậy.
Trước khi đứng dậy, nên ngồi lại trên giường một lúc. Đặc biệt là khi đang ngồi hoặc nằm ở
giường, động tác đứng dậy phải hết sức nhẹ nhàng. Khi muốn hướng lên trên hoặc cúi xuống,
đầu chuyển động cũng cần phải nhẹ nhàng, đồng thời dù cúi xuống hay nhìn lên cũng chỉ nên
thoáng qua một chút trong thời gian ngắn. Khi phải ngoảnh đầu sang hai bên, động tác cũng
cần phải chậm rãi, tốt nhất là làm cho cả thân thể cũng chuyển động theo sự chuyển động của
đầu. Khi không có vật gì để dựa hoặc nắm, không nên ngoảnh lưng, nếu ngoảnh lưng cũng phải
chậm rãi, tốt nhất là nên dựa vào vật nào đó. Khi cúi nhặt đồ vật gì đó ở dưới đất, nên dùng
một tay dựa vào một vật gì đó làm điểm tựa, sau đó dồn toàn bộ sức nặng của thân thể lên 2
chân, sau đó cúi lưng dùng một tay kia để nhặt đồ vật, chờ sau khi đồ vật đã được nhặt trong
tay, lại giữ lấy điểm tựa cũ thêm một lần nữa rồi đứng lên.