VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 7

bằng Hoa ngữ, Việt ngữ và Pháp ngữ mà chúng tôi kiếm được, nhất là bộ
Trung Quốc triết học đại cương của Vũ Đồng mà ông bạn Tạ Trọng Hiệp ở
Paris kiếm cho được.

“Sự hợp tác với ông Giản Chi rất thú vị, chúng tôi làm việc đều siêng năng,
cẩn thận, biết dung hoà ý kiến với nhau, học thêm được của nhau.

“Chúng tôi theo Vũ Đồng, trình bày triết học Trung Hoa theo chiều ngang
chứ không theo chiều dọc, nghĩa là chia thành từng vấn đề chứ không từng
thời đại, từng môn phái. Cách trình bày đó rất mới mẻ ở nước ta (mà cũng
ít thấy ở Trung Hoa). Nhưng ở đầu bộ chúng tôi cũng thêm một phần tóm
tắt lịch sử triết học Trung Hoa, phần này dài trên 100 trang (có thể in riêng
vào loại sách phổ thông như loại Que sais je? ở Pháp), và ở cuối bộ lại
thêm một phần nữa về tiểu sử mỗi triết gia, như vậy sửa được cái khuyết
điểm của lối trình bày theo chiều ngang, mà giữ được cái ưu điểm là dễ tra
cứu khi muốn tìm hiểu về một vấn đề nào”.

[2]

Bộ ĐCTHTQ gồm hai cuốn, cuốn Thượng do nhà Cảo Thơm xuất bản năm
1965, cuốn Hạ cũng do nhà này xuất bản năm 1966. Bộ này, theo như cụ
cho biết, “được giới trí thức hoan nghênh, chính phủ tặng giải nhất Văn
chương toàn quốc, ngành biên khảo”.

Sau hoàn thành việc “học để viết” bộ ĐCTHTQ trong hai năm, cụ Nguyễn
Hiến Lê “nhân đà đó tiến sâu thêm về Trung triết” và cụ đã viết thêm trên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.