Bắc Minh cũng nghiên cứu, song cách phá giải thì nằm ở nửa đầu của bộ bí
kíp, bởi vậy Mạnh Thần Thông không học được. Lần trước y đả thương sư
huynh của Tân Ẩn Nông là Hàn Ẩn Tiều chỉ nhờ vào uy lực của Tu la âm
sát công. Số là lúc này y có thể dùng Tu la âm sát công đánh bại Tân Ẩn
Nông, nhưng y muốn biết sự ảo diệu của Thiên độn kiếm và Thiên chỉ
chưởng, vả lại cũng vì kiếm pháp của Tân Ẩn Nông quá tinh diệu, dùng Tu
la âm sát công đối phó với một cao thủ như Tân Ẩn Nông thì nhất định phải
chạm vào người y mới phát huy được uy lực, nhưng Mạnh Thần Thông
cũng e dè kiếm pháp của y, dù đánh chết Tân Ẩn Nông thì cũng bị thương
chút ít, như vậy thì rất mất mặt. Mạnh Thần Thông biết nhiều loại võ công
thượng thừa cho nên mới thi triển tùy theo từng người.
Khi Mạnh Thần Thông đang nói thì Tân Ẩn Nông đã đánh ra một loạt
những chiêu kiếm vừa ảo diệu vừa hiểm hóc, chỉ thấy kiếm quang loang
loáng, lúc ở phía trước lúc ở phía sau. Bộ kiếm pháp này của y lấy bốn chữ
giữ, chuẩn, nhanh, biến làm đầu, lai vô ảnh khứ vô hình, cho nên mới gọi là
Thiên độn kiếm pháp. Nhưng dù y vận kiếm như gió, mỗi kiếm tựa như đều
có thể đâm Mạnh Thần Thông nhưng chỉ còn thiếu nửa tấc mới đâm được,
mỗi khi mũi kiếm của y chạm vào người Mạnh Thần Thông thì Mạnh Thần
Thông đều vận nội công thượng thừa hóa giải kình lực của y, khiến mũi
kiếm trượt sang một bên, loại công phu này đại đồng mà tiểu dị với Triêm y
thập bát điệt, nhưng lợi hại hơn nhiều.
Đánh đến chiêu thứ tám cũng là lúc Mạnh Thần Thông bảo y dùng Thiên
chỉ chưởng, Tân Ẩn Nông quát lớn một tiếng, quả nhiên dùng cả kiếm lẫn
chưởng, chưởng đánh ra như sấm, kiếm đánh ra như điện, chưởng trái của y
vừa đẩy ra đã thu lại, sản sinh một luồng hấp lực mạnh mẽ. Thân người của
Mạnh Thần Thông cũng không khỏi rùng mình, hơi chồm về phía trước.
Chỉ nghe soạt một tiếng, lưỡi kiếm lướt qua vai Mạnh Thần Thông. Tề
Thiên Lạc thấy có cơ hội thì lập tức bước vòng ra sau lưng Mạnh Thần
Thông đánh một đòn Khai bi thủ vào lưng của y.
Mạnh Thần Thông khen rằng: “Thiên chỉ chưởng quả nhiên danh bất hư