hay nước ngọt chúng ta thường thấy trên đường ngày nay - ND).
Luôn có một kiểu mẫu nhất quán trong từng công việc mà tôi đã làm - đó là tôi luôn định nghĩa
lại công việc để có thể làm những gì tôi thích. Đôi khi điều này đem lại những thành công ngoài
sức tưởng tượng. Những lúc Pepsi và Apple cần những ý tưởng sáng tạo để thay đổi những
nguyên tắc sáo mòn là lúc tôi cảm thấy phấn khích nhất. Tôi coi trọng sự uyển chuyển lựa chọn
các cơ hội trong điều kiện nhiều thay đổi đang diễn ra từng giờ từng phút. Những ý tưởng sáng
tạo có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn, và những kinh nghiệm tôi tích lũy được qua nhiều thập
niên có thể mang lại những cơ hội thành công tốt đẹp hơn trước những tình huống đầy mạo
hiểm.
Khi còn bé, chúng ta hay có nhiều thần tượng. Khi có tuổi, ít ai nghĩ đến việc tìm kiếm cho
mình một tấm gương. Tôi từng rất ngưỡng mộ Leonardo da Vinci ở khả năng nhìn trước thời
đại và phát minh ra những giải pháp cho các vấn đề hóc búa của đời sau. Ngày nay, cuộc sống
thay đổi nhanh đến mức chúng ta khó lòng tìm thấy một thần tượng. Nếu bạn chỉ hiểu vấn đề
theo một cách duy nhất thì bạn chưa hiểu gì cả. Nếu bạn chỉ nhìn sự việc qua lăng kính truyền
hình hoặc báo chí, bạn sẽ làm méo mó tầm nhìn của bạn. Những gì bây giờ nghe rất hiển nhiên
nhưng ba, bốn năm về trước thì không hiển nhiên chút nào. Ngày nay, mọi quyết định đều phải
được đưa ra một cách nhanh nhất. Nghịch lý là ở chỗ, nếu muốn vậy thì người ra quyết định
phải nắm càng nhiều thông tin càng tốt, nhưng hầu như tất cả các thông tin đó đều sai lệch cả.
Nhiều người biết điều đó nên họ chỉ thích dựa vào trực giác của mình trong lúc phán đoán và
quyết định.
Ở phần đầu, khi nói về sai lầm lớn nhất tôi phạm phải, tôi nói đó là sự đánh giá lầm về con
người. Tuy vậy khi tôi hồi tưởng lại những chuyện đó thì trong đa số các trường hợp, nếu tôi
nghe theo trực giác của mình thì tôi đã xử sự khác đi. Vấn đề là, tôi cũng như nhiều người khác
đã mâu thuẫn ngay từ những nguyên tắc đầu tiên. Tức là, trước hết phải tin vào trực giác của
mình và sau đó mới là lòng trung thành. Hai điều này có thể mâu thuẫn nhau. Khi tôi đánh giá
nhầm người, đó là vì tôi đã quá trung thành hoặc biểu lộ lòng trung thành quá vội vã. Hơn một
lần, tôi đã không nghe theo trực giác của mình và để lòng trung thành lấn át. Hình như nếu
không lặp lại sai lầm thì chúng ta không khá lên được. Đó là lý do tại sao tôi nói rằng kinh
nghiệm rút ra từ sai lầm quý giá hơn nhiều so với những kinh nghiệm được đúc kết từ thành
công của chúng ta.
Kết luận
John Sculley là típ người đặc biệt sáng tạo, có trách nhiệm cao trong công việc và hầu như