VÌ SAO HỌ THÀNH CÔNG - TẬP 1 - Trang 49

một người bạn chí thân và là cha đỡ đầu cho đứa con đầu lòng của tôi.

Sau khi tốt nghiệp Stanford, tôi muốn làm cho một công ty đa quốc gia. Nhưng tôi cũng cần có

một số kinh nghiệm về quản lý dây chuyền sản xuất. Tôi từng được đề nghị một hợp đồng làm

việc mùa hè cho một công ty tư vấn nhưng đã từ chối. Vậy là tôi đã bỏ lỡ cơ hội học cách giải

quyết các vấn đề về quản lý từ những doanh nhân biết cách vượt qua mọi khó khăn trở ngại. Để

sửa chữa, tôi vào làm việc cho McKinsey & Co hai năm và đó thực sự là một lựa chọn đúng đắn.

Tôi học được cách viết, cách tổ chức, cách thiết kế và thực hiện các cuộc thuyết trình lưu loát

và chủ động lôi kéo khán thính giả vào cuộc bằng óc phân tích và sự tập trung cao độ của mình.

Sau hai năm ở McKinsey, tôi được cấp chứng chỉ tư vấn viên và sắp sửa được huấn luyện để trở

thành một nhà quản lý. Tôi đã sử dụng máy tính để làm một số đánh giá, hoạch định vô số

chiến lược và giải quyết rất nhiều vấn đề rắc rối. Nhưng bỗng một đêm thức giấc, tôi tự hỏi

nghề này có phải là sự nghiệp của tôi không? Còn ước muốn mở công ty riêng của tôi?

Vợ tôi cũng nhắc nhở tôi điều đó. Lúc ấy, chúng tôi đang sống tại Canada và tôi rất thích cách

kinh doanh nhượng quyền thương hiệu của McDonald. Họ là những cỗ máy làm ra tiền và tôi

nghĩ nếu mình có một nhà hàng như thế thì hay quá. Tôi đang làm khảo sát về các cửa hàng

thức ăn nhanh cho McKinsey và thấy các cửa hàng McDonald không có nhiều ở Canada. Nhưng

vợ tôi thì không muốn có một ông chồng chỉ biết ăn hamburger để sống. Tôi ra sức giải thích

rằng chúng tôi có thể kiếm hàng triệu đô la nhờ những cửa hàng như thế nhưng cô ấy vẫn hoài

nghi. Thật tình tôi có nộp đơn nhưng không được McDonald chấp nhận vì không đủ tiền - tôi

nghĩ khoảng 250.000 đô la mà nếu tôi có xoay xở cho đủ tiền đi nữa thì họ chưa chắc đã chịu,

vì theo triết lý của McDonald thì khoản tiền đó phải do chính bản thân tôi làm ra chứ không

phải do thừa kế hay vay mượn mà có. Thương hiệu Burger King cũng có điều kiện tương tự.

Đúng vào thời điểm đó, một công ty điện tử ở California sau khi tham chiếu hồ sơ lưu của tôi ở

Stanford đã mời tôi giữ chức giám đốc tiếp thị. Tôi chưa vội nhận lời mà dùng thời gian đó để

cùng gia đình đi California nghỉ mát. Ở đó, tôi gặp lại một người bạn, nhà sáng lập Công ty

Rolm ở Thung lũng Silicon. Tôi kể cho ông về cuộc phiêu lưu của tôi với McKinsey. Ông đề nghị

tôi đến California làm cho ông. Tôi giải thích là tuy tôi đã có bằng cấp cần thiết, đã biết thế nào

là kinh doanh ngân hàng và cả tư vấn nhưng thật sự tôi vẫn chưa có kinh nghiệm quản lý dây

chuyền sản xuất. Thế rồi qua ông, tôi được giới thiệu đến hai công ty sản xuất điện tử khác

mới thành lập trong khu vực. Một là Công ty Intel có vốn đầu tư khoảng vài trăm triệu đô la, hai

là một công ty nhỏ vào cỡ năm mươi triệu đô la. Intel rất muốn tôi làm việc cho họ. Họ nói rằng

có lẽ tôi là người có bằng MBA đầu tiên được họ tuyển dụng. Nhưng tôi do dự vì những người

sẽ là nhân viên của tôi nói rằng để thành công ở đây thì không nhất thiết phải là một thạc sĩ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.