chày Red Sox - Thành phố Boston. Tôi ngưỡng mộ tính cách trầm lặng bên dưới tài năng của
anh. Tôi bị những người như Ted Williams lôi cuốn ở chỗ họ không cần mọi người chú ý đến
chiến công của họ. Em trai tôi cũng là một người như thế.
Tôi cũng không biết cha mẹ tôi kỳ vọng ở tôi điều gì. Vào đầu những năm 1950, chúng tôi sống
ở Copenhagen, Đan Mạch khoảng bốn năm, tôi vào học tại một trường Đan Mạch. Có rất ít
người Mỹ ở thủ đô Đan Mạch nên họ không mở trường cho học sinh Mỹ. Sau đó, chúng tôi
chuyển về Hoa Kỳ và tôi vào học năm hai ở một trường Trung học Mỹ. Năm đó tôi mười lăm
tuổi. Nhưng cha tôi lại bảo: “Con sẽ đi Andover vào năm tới nếu con có thể thi đậu vào đó”. Tôi
không biết Andover là gì, ở đâu và không vui với ý nghĩ bị giam lỏng ở đâu đó. Nhưng, Andover
đã mở ra cho tôi một thế giới rộng lớn hơn. Em trai tôi cũng đến St. Paul một năm sau đó,
nhưng học ở một trường khác. Tất cả những gì cha mẹ tôi làm là cho chúng tôi một nền giáo
dục tuyệt vời và sau đó chúng tôi phải tự quyết định cuộc sống của mình. Tôi đi học bằng
những khoản tiền vay mượn, mà sau mười năm làm việc, tôi vẫn chưa trả hết.
Không ai ngạc nhiên hơn chính bản thân tôi về sự thành công của tôi. Tôi luôn cho rằng mình
sẽ là một nhà tư bản dù xuất thân gia đình tôi không phải thế. Sau khi tốt nghiệp Đại học
Princeton, tôi quyết định vào học một trường kinh doanh. IBM cho tôi một học bổng toàn phần
ở Đại học Wharton nhưng tôi không thích. Tôi vay tiền và vào Harvard vì nghĩ rằng Harvard là
trường dạy kinh doanh tốt nhất. Nhưng có đúng như vậy không thì không ai biết chắc chắn
được.
Khi tốt nghiệp Đại học Harvard, tôi quyết định vào làm cho bất kỳ công ty nào làm tôi nể trọng
và thán phục về cung cách làm việc và sản phẩm của họ. Vì thế, tôi chấp nhận làm cho một
hãng báo chí với mức lương thấp dù lúc đó tôi luôn trong cảnh nợ nần. Từ kinh nghiệm này, tôi
khuyên các bạn trẻ ngày nay nên chọn cho mình một công ty mà sản phẩm của họ làm bạn bị
mê hoặc, chứ đừng để bị cám dỗ bởi những hứa hẹn như thăng tiến nhanh, lương bổng hậu hĩ,
an sinh xã hội và phúc lợi tốt của những công ty khác. Những thứ đó ở đâu cũng có, miễn là bạn
say mê công việc và thể hiện hết khả năng của mình.
Thật sự khi còn trẻ tôi không có ai là cố vấn cả. Người đầu tiên khiến tôi chú ý đến là Jim
Shepley, người được Đại tướng George Marshall tuyển dụng làm phụ tá vào cuối Chiến tranh
Thế giới thứ II, và sau này trở thành Chủ tịch Tập đoàn Time. Ông ấy là một người rất thô lỗ và
cứng rắn.
Tôi cũng khởi nghiệp như bao người khác, bắt đầu từ con số 0, nhưng tôi dám nghĩ dám làm.
Khi có một ý tưởng hay, hoặc tôi tự cho rằng nó hay, tôi sẵn sàng đặt lên bàn thảo luận mà