171
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
1. Nên đối xử với người có HIV và bệnh nhân AIDS như thế nào?
Người nhiễm HIV/AIDS bị nhiều chấn động về tâm lý: sợ hãi, khủng hoảng, suy
sụp tinh thần... Họ rất cần đến sự chữa trị của Y tế, rất cần đến sự chăm sóc của
người thân và nhất là sự cảm thông, không xa lánh, không miệt thị của mọi người
xung quanh. Cách đối xử không phân biệt, không ghê sợ: thái độ tôn trọng, chăm
sóc ân cần sẽ động viên tinh thần người bệnh rất nhiều, khiến người bệnh an tâm,
bớt hoảng sợ và mặc cảm đồng thời có ý thức tự giác tránh lây bệnh cho những
người khác.
2. Có cần cách ly người nhiễm HIV/AIDS?
Không cần cách ly người nhiễm HIV/AIDS vì HIV không lây qua những tiếp xúc
thông thường.
3. Chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS.
HIV chỉ lây qua 3 đường: đường tình dục, đường máu, đường mẹ truyền sang
con khi mang thai và lúc sinh. Ngoài ra HIV không lây qua những tiếp xúc thông
thường, nên sống chung, làm việc chung với người nhiễm HIV đều không bị lây.
Chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS cũng không sợ bị lây nếu chúng ta tôn trọng các
biện pháp phòng bệnh AIDS như: cẩn thận khi tiếp xúc với bông băng dính máu, vết
thương chảy máu, quần áo có dính máu của họ, cần tẩy rửa các vết máu bằng các
dung dịch sát trùng như nước Javel 0,5%... Vì thế ngoại trừ trường hợp bệnh nặng
phải điều trị tại bệnh viện, còn các trường hợp bệnh trung bình, nhẹ nên chăm sóc
chữa trị cho người bệnh AIDS tại nhà. Điều này rất có lợi vì giúp cho người bệnh
cảm thấy thoải mái, an tâm hơn và bớt mặc cảm bị xa lánh, đồng thời cũng giúp cho
người bệnh tránh bị lây thêm các bệnh nhiễm trùng khác ở bệnh viện.
4. Trẻ bị nhiễm HIV vẫn có thể cho đi nhà trẻ.
Trẻ nhiễm HIV giai đoạn đầu nếu vẫn khỏe mạnh, có thể đi nhà trẻ, mẫu giáo
như các trẻ bình thường khác. Trẻ không lây HIV cho các bạn chúng được. Các bậc
cha mẹ hay yên tâm điều này.
5. Trẻ nhiễm HIV vẫn chủng ngừa được.
Trẻ nhiễm HIV mặc dù hệ miễn dịch bị suy yếu nhưng chủng ngừa vẫn có lợi vì
giúp trẻ tránh được 6 bệnh nguy hiểm: Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt và
Sởi. Lịch chủng ngừa vẫn áp dụng đầy đủ cho trẻ nhiễm HIV không triệu chứng,
nhưng đối với trẻ đã có triệu chứng AIDS thì không được chủng ngừa Lao (BCG).
6. HIV và sữa mẹ.
HIV có trong sữa mẹ nhưng với số lượng ít nên tỷ lệ trẻ bị lây do nuôi sữa mẹ
thấp. Trong khi đó sữa mẹ vừa là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ vừ giúp trẻ tăng
cường sức đề kháng chống lại các mầm bệnh.
Sau khi cân nhắc giữa mặt lợi và hại, Tổ chức Sức khỏe Thế giới đã khuyến cáo
các bà mẹ có HIV vẫn nên tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ nếu không có điều kiện
nuôi con bằng sữa thay thế vì các nguy cơ suy dinh dưỡng, nhiễm trùng và tiêu
chảy đe dọa trẻ còn lớn hơn nhiều so với AIDS. Đối với các bà mẹ có HIV có khả
năng nuôi con đầy đủ bằng sữa bò thì có thể ngưng sữa mẹ thay bằng sữa bò
nhưng phải chú ý vệ sinh bình, chén khi pha sữa để tránh cho bé khỏi bị nhiễm
trùng. Hiện nay có chương trình hỗ trợ bà mẹ có HIV có đủ sữa bò để cho con bú.
7. Muỗi, rận, rệp chích không lây truyền HIV.