VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 66

65

Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com

đứa em mới sinh hơn mình. Trong các trường hợp này, bú tay là nguồn an ủi của
bé... (Trẻ ở vào khoảng tháng thứ tư đến thứ sáu, sắp mọc răng, ngứa nướu, hay
nhơi nhơi ngón tay, bao tay hay bất cứ vật gì bé bắt được, không phải bú tay).

* Như vậy tùy trường hợp, ta “chữa” hay tránh cho bé tật bú tay này. Điều quan

trọng là không nên bực mình, lo lắng quá đáng. Nếu có thể được, ta cho bé bú sữa
mẹ, không những vì những lý do đã nói ở bài Sữa mẹ, ở đây ta còn thấy chỉ có bú
sữa mẹ mới thỏa mãn bản năng bú của bé và bé mới được thỏa mãn cả nhu cầu
yêu thương. Nếu bé bú sữa bò, cần để ý soi núm vú vừa đủ để bé bú lâu chừng 10
phút mỗi bình, đủ lâu cho bé khỏi ghiền bú, cũng có thể tăng số lượng lần bú lên,
thay vì ba giờ bú một lần, ta cho 2 giờ rưỡi bú một lần thì bé có thể bỏ bú tay. Nên
tay núm vú mới khi núm vú cũ đã rộng quá, sữa xuống mau quá. Nếu bằng những
cách này, mà không khỏi, ta đành cho bé bú núm vú cao su vậy, vì như vậy còn tốt
hơn là bú tay. Dĩ nhiên, núm vú cao su phải sạch sẽ.

Trường hợp bé đã lớn hơn một tuổi còn bú tay vì buồn... (bị má đánh, bị hắt hủi,

ganh tị với em, ngủ dậy không ai chơi với, không có đồ chơi...) thì nên để ý săn sóc
bé nhiều hơn, thương yêu bé nhiều hơn, có thể bé thiếu “sinh tố Y” đó (coi chương
24). Trong mọi trường hợp không bao giờ nên dùng những biện pháp mạnh với bé
như buộc tay, thoa ớt, thoa ký ninh trên ngón tay bé. Vì như thế vô ích mà còn có
hại. Ta ngăn chặn bản năng của bé không dễ mà còn khiến bé chịu nhiều ảnh
hưởng tâm lý tai hại về sau.

Tóm lại, các tật ghiền của bé đều rất thông thường, tự nhiên sẽ khỏi, không nên

cau mày, không nên giận dữ nhất là đừng ngăn cấm bé bằng những biện pháp
mạnh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.