78
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
Chương 22. Bé tiểu tiện
N
gười ta có thể nín đi cầu lâu được nhưng khó nín “tè” lâu. Bé cũng vậy, sự
kiểm soát bàng quang (bọng đái) chậm và khó khăn hơn là kiểm soát trực tràng. Hồi
hai tuổi, nhiều bé đã hết ỉa bậy, nhưng vẫn tiếp tục đái bậy, nghĩa là đái trên giường,
đái trong quần, đái bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào.
Khi bọng đái đầy, phản xạ thần kinh cho phép bé “tè” một cách tự động, vô thức.
Vì thế bé chưa biết báo tin cho mẹ hay. Sau một tuổi rưỡi, bé đã bắt đầu biết “nín tè”
chút đỉnh, nhất là ban đêm, nhờ bàng quang đã phát triển khá hơn trước và nhờ
đêm tối, khi bé ngủ, thận lọc ít nước tiểu hơn.
Từ một đến hai tuổi, bé đã biết báo cho mẹ khi mắc tiểu nhưng thường thì bé
báo tin... hơi trễ, nghĩa là bé đã tè trong quần rồi mới kịp hô hoán lên cho mẹ hay.
Đừng mắng bé hư! Bé có thiện chí lắm rồi đó nhưng bé không mau lẹ bằng... cái
bàng quang đó thôi. Ta nên khen ngợi bé và những lần sau bé sẽ báo tin kịp lúc. Bà
mẹ có bổn phận nhắc bé đi tiểu. Ở tuổi này, cứ vài giờ ta có thể nhắc bé tiểu một lần
vì tính bé mê chơi, lúc đái xè ra rồi mới kịp hay! Từ hai tuổi rưỡi đến ba tuổi, bé
thường đã có thể tự mình đi tiểu, tự cởi quần và tự mặc lại, lúc đó ta có thể coi như
bé đã... trưởng thành về phương diện vệ sinh. Tuy vậy cũng trong khoảng thời gian
này có nhiều biến chuyển tâm lý khiến bé ở dơ trở lại. Chẳng hạn ở khoảng hai tuổi,
một bé vẫn ngoan ngoãn nghe lời mẹ bỗng trở chứng, làm ngược lại ý mẹ. Tiếng nói
trên miệng bé bây giờ là “không”! Gì cũng không! Một bé vẫn ngoan ngoãn ngồi bô
khi má bảo thì lúc này có thể “không” và tè trong quần sướng hơn! Đó là thời kỳ bé
đang phát triển cá tính. Bé muốn độc lập với mẹ đó! Ta cứ tự nhiên. Bé ngoan
ngoãn trở lại. Đừng rầy la bé vì bé sẽ sung sướng thấy mẹ bực mình – thấy bé trở
nên quan trọng – nhưng bé sẽ lo sợ thực sự khi mẹ nổi giận lên đánh mắng bé. Có
bé đã sạch sẽ từ lâu nhưng khi có thêm một đứa em, thấy mẹ lo lắng săn sóc cho
em nhiều quá, em đái trong quần cũng không bị rầy la bèn... đái trong quần như em
để được mẹ săn sóc. Dĩ nhiên, nếu bé bị đòn, bé sẽ ngạc nhiên ghê lắm, cho ta là
bất công và sinh ra ghét em.
Một bé hai tuổi, biết ngồi bô và được má khen ngợi, khoái chí có thể sẽ cứ năm
đến mười phút lại đòi ngồi bô một lần, dù không để làm gì cả (hành động này của bé
có khi làm ta bực mình, nhưng không lâu bé sẽ hết). Nhiều bé quen ngồi bô sẽ
không chịu đái ở chỗ nào khác ngoài cái bô... thân yêu của bé. Cái đó phiền lắm vì
khi mắc tiểu quá, gặp chỗ lạ bé sẽ tiểu trong quần, vì thế dù có lệnh cấm... đái
đường thỉnh thoảng ta cũng nên tập cho bé đái bất cứ chỗ nào kể cả đái đường hay
đái gốc cây để bé quen tính dễ chịu, không bo bo đòi cái bô mới chịu đái.
Sau đây là một vài chuyện “lôi thôi” vè đái thường có ở bé.
Đái són: Đó là chứng đái nhiều lần, mỗi lần một chút, không thẳng một hơi. Có
người gọi là đái láo. Có thể bé mắc bệnh nhiễm trùng hay có tật ở đường tiểu tiện.
Phải khám và chữa trị. Tuy nhiên, cũng có thể do nguyên nhân tâm lý. Khi bé giận
dữm, sợ hãi hay vui mừng quá bé cũng có thể “són” trong quần. Có bé thấy mẹ rút
cây roi là đã són ra quần.
Đái nhiều: Đái một lượng nước tiểu nhiều và đái nhiều lần, có thể do nguyên
nhân nhiễm trùng hoặc nặng hơn, trong chứng bệnh đái đường (ăn nhiều, uống
nhiều, đái nhiều) hoặc đái nước trong, đái tháo nhạt. Chứng này bé đái mỗi ngày cả