KHAI NGUYÊN UY HIỂN LONG TRỨ TRUNG
VŨ ĐẠI VƯƠNG
Giữa niên hiệu Khai Nguyên nhà Đường, Thứ sử Quảng Châu tên là Lô
Ngư qua làm quan Đô hộ Giao Châu ta, đóng tại thôn An Viễn.
Thôn này tiếp giáp giữa khoảng hai huyện Long Độ và Từ Liêm; Lô Ngư
thấy đất đai bằng phẳng rộng rãi, cây cối xanh tươi, phía sau lại gối sông
Già La, thực là một nơi thắng cảnh, nhân mới xây đắp phủ ly, sáng lập đền
miếu, trong miếu thiết thần vị Huyền Nguyên Đế Quân.
Lô Ngư đêm mộng thấy một ông đầu bạc đến nói rằng:
- Cái miếu nên đổi tên là quán Khai Nguyên mà thôn cũng nên đổi tên là
Khai Nguyên.
Quan Đô hộ nghe theo, lại lập bia chép sự tích để biểu dương công đức
của vị Thiên tử Khai Nguyên. Thứ nữa lập đền, thiết tượng thần Thổ Địa
mà thờ cho hiển thêm oai đức, đền thờ đặt tên là Quán Gia La, mỗi khi có
cầu đảo đều có linh ứng, hương hỏa cứ còn mãi.
Đầu niên hiệu Thiệu Long nhà Trần (niên hiệu vua Thánh Tông) thầy
chùa là Văn Thao tu bổ lại, đổi tên chùa là An Dưỡng; từ đó về sau, tăng
thuyền như mưa nhóm, sĩ nữ như mây lại, xem cảnh, hóng mát, dấu xe vó
ngựa đầy đường. Nhưng mà vật đổi sao dời, mây bay nước chảy, trải bao
năm tháng nay đền lại dời về làng Bộ Đầu.
Niên hiệu Trung Hưng năm đầu, sắc phong Khai Nguyên Uy Hiển Đại
Vương. Năm thứ tư, gia phong hai chữ Long Trứ. Năm Hưng Long thứ hai
mươi mốt, gia phong hai chữ Trung Vũ.
Tiếm bình
Lô Ngư là một quan Thái thú, qua làm Đô hộ nước Nam Giao ta, chính
lệnh được dân tin mến, yêu như người nhà, thân như cha con. Lúc nhàn hạ
lập đền thờ thần, phụng sự vị Huyền Nguyên Đế Quân. Đế Quân là vị thần