Về nội dung, không có một thay đổi nào trong Ấn bản Điện tử (so với ấn
bản giấy 1993) ngoại trừ thêm một số hình ảnh của tác giả; và ở Phụ Lục E,
10 Bài Đọc Thêm, chúng tôi thêm một lá thư của tướng Dương Văn Minh
và một bài viết về Tướng Trình Minh Thế để làm sáng tỏ một số bí ẩn lịch
sử được nhắc đến trong Hồi ký.
Về hình thức, có ba thay đổi trong quá trình cập nhật lại tác phẩm nầy:
(a) Sửa lại các lổi chính tả và đánh máy. Với tổng số lượng gần 750,000 từ
của toàn bộ tác phẩm, đây là một nỗ lực liên tục nhưng chắc vẫn còn khiếm
khuyết ngay cả trong ấn bản điện tử nầy.
(b) Sửa và thêm các đại danh từ (cụ, ông, bác, anh, ...) và những chức vụ
(phó tổng thống, thiếu tá, giáo sư, nhà văn, ...) trước tên riêng của các nhân
vật. Tùy ngữ cảnh và bối cảnh của mỗi tình huống, chúng tôi chọn đại danh
từ/chức vụ nào mà chúng tôi nghĩ rằng phù hợp nhất. Mặt khác, có một số
nhỏ đại danh từ và chức vụ không cần thiết, thì chúng tôi cũng đã quyết
định bỏ đi.
(c) Ba từ “Công giáo”, “Kitô giáo” và “Thiên Chúa giáo” đã là một vấn
nạn khó tạo được sự đồng thuận trong cách sử dụng. Do đó, ngoại trừ vài
trường hợp đặc biệt, trên nền không-thời-gian lịch sử mà Hồi ký chủ yếu
được xây dựng (là chế độ Ngô Đình Diệm), chúng tôi quyết định thống nhất
hầu hết các từ nầy thành từ “Công giáo” như chính những giáo hữu Việt
Nam, trong giai đọan đó cũng như kể cả bây giờ, đã gọi Công giáo La Mã
(Roman Catholic).
Có hai lý do khiến chúng tôi lấy quyết định tái bản tác phẩm Việt Nam Máu
Lữa Quê Hương Tôi nầy của tác giả Hoành Linh Đỗ Mậu dưới dạng điện
tử:
· Thứ nhất là vì nhu cầu tìm đọc tài liệu về chủ đề nầy không những đã