Bộ máy thực dân mới
Sự can thiệp ồ ạt của lực lượng quân sự Mỹ từ năm 1965 đến năm 1973
chỉ là một cuộc hành quân khẩn cấp để chống đỡ một thảm họa sắp xảy ra
đến nơi. Chính sách cơ bản của chủ nghĩa thực dân mới bao giờ cũng là
thiết lập một bộ máy quân sự và cảnh sát bù nhìn có khả năng chúng các
lực lượng yêu nước và cách mạng.
Bộ máy quân sự và cảnh sát đó, được dựng lên cẩn thận từ 1954, đã được
tăng cường đáng kể từ 1969, để dự phòng trường hợp quân đội Mỹ rút đi.
Dưới sự yểm trợ của nửa triệu quân Mỹ và mấy nghìn máy bay Mỹ, quân
đội, cảnh sát và bộ máy hành chính của Sài Gòn, từ năm 1965 trở đi đã tăng
gấp hơn hai lần quân số, trang bị cũng như sách lược của chúng được hoàn
toàn đổi mới. Hàng chục tỉ đô-la đã được chi cho các khoản đó; những
chuyên gia giỏi nhất của cảnh sát Mỹ, những cố vấn đã dày dạn thử thách
qua các cuộc chiến tranh thuộc địa như Robert Thompson(người Anh); toàn
bộ nền khoa học và công nghệ của Mỹ, bao gồm cả các khoa học xã hội,
dân tộc học, xã hội học, tâm lý học... đều đã được huy động để dựng lên ở
Nam Việt Nam một chế độ thực dân mới kiểu mẫu.
Mặt khác, trong những năm đó, Washington đã cố gắng làm suy yếu đến
mức tối đa phong trào yêu nước và cách mạng Nam Việt Nam. Sau 1968,
bộ chỉ huy Mỹ đã từ chối yêu cầu của Westmorelana xin tăng viện thêm
200.000 quân, không còn quan tâm đến việc chiếm lại các vùng đã được
Mặt trận giải phóng Nam Việt Nam giải phóng. Những chiến dịch hành
quân cổ điển ấy được tiến hành với cơ man nào là phương tiện vật chất và
sư đoàn để chống lại một kẻ thù không thể nào nắm được vì họ được sự
đồng tình của toàn dân. Đối với quân đội Mỹ, những cuộc hành quân như
vậy là những thử thách khó chịu đựng nổi.
Nước Mỹ được vũ trang bằng nền kỹ thuật của mình có thể làm một kiểu
chiến tranh khác. Chống lại cuộc kháng chiến của toàn dân, Mỹ có đủ
những phương tiện thực hiện cuộc chiến tranh tổng lực, làm cho mọi sự