Chế độ ruộng đất và những chuyển biến của nền
kinh tế
Sau chiến thắng, Lê Lợi ra lệnh tịch thu tất cả ruộng đất từng thuộc về
tay của bọn quan lại nhà Minh, của những phần tử phản bội và của những
hoàng thân và đại thần nhà Trần đã không còn nữa. Đất đai của Nhà nước
một phần do chính quyền trực tiếp khai thác, một phần chia cho các đại
thần và quan lại. Khác với chế độ đại điền trang thời nhà Trần, chế độ mới
chỉ cho phép các quan thu tô ruộng đất chứ không được tùy nghi định đoạt
số phận riêng của người nông dân nay đã thuộc thẩm quyền trực tiếp của
Nhà nước. Như vậy là sự tập trung hành chính được đẩy lên một trình độ
cao hơn và thân thế của người nông dân được cải thiện.
Lê Lợi năm 1429, rồi Lê Thánh Tông năm 1477, đã an định và cải tiến
quy tắc phân chia công điền trên cơ sở những nguyên tắc sau đây:
Tất cả mọi người đều có quyền được chia, căn cứ trên một bảng định sẵn
tùy theo chức tước của từng người, cứ sáu năm chia lại một lần. Nông dân
nộp tô cho Nhà nước, mức tô nói chung là thấp hơn mức phải nộp cho địa
chủ.
Việc chia công điền công thổ ở làng xã đã có từ thời rất xa xưa, tuy nhiên
chỉ đến đời nhà Lê nhà nước phong kiến mới trực tiếp can thiệp vào các
công việc của làng xã một cách chính xác rạch ròi đến như vậy. Do điện
tích công điền rất lớn, quy định trên đây đã có tác dụng kích thích sản xuất.
Một mối quan tâm nữa của các vua Lê là đảm bảo quyền sở hữu tư nhân
về ruộng đất cho các địa chủ. Ruộng đất của tư nhân được miễn thuế và
luật pháp cho phép người nào đã giữ từ lâu một khoảng đất được trở thành
chủ sở hữu của đất đó. Cả một hệ thông luật pháp điển hóa việc mua bán,
cầm cố ruộng đất, những tranh chấp kiện tụng về quyền sở hữu tư nhân về
ruộng đất cũng vậy. Cách thức viết các văn tự cũng được quy định rất chi