VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU - Trang 129

Dốc đầy túi, mặt Nguyễn lang ngơ ngác,
Trổng đầu giường, gan tráng sĩ làu bàu.
Để đoàn ấm á càu nhàu,
Khiến lũ tài danh vơ vẫn.
Khả quái tầm thường “a đồ vật”
Khước giao đáo để đại thần linh
Đương đồ ai chẳng chuộng gia huynh.
Thù thế, kể lấy làm đệ nhất.
Tiếng xỏng xảnh đầy trong trời đất
Thần cũng thông, huống nữa là ai?
Long đồ nghĩ cũng nực cười.
(Nguyễn Công Trứ.)
Mưỡu kép: Hồ Hoàn Kiếm.
Lênh đênh dưới nước trên trời,
Quanh thuyền trăng gió một vài ông thơ,
Bút nghiên để sẵn bao giờ
Đề câu tuyệt duyệt còn nhờ tay ai?
Thu phong thu nguyệt.
Cảnh Kiếm hồ bao xiết vẻ phong quang.
Soi biết bao lợi tẩu danh trường,
Kìa vân cẩu mảnh gương còn mãi đó.
Nước biếc khôn tìm gương Thái tổ.
Đá xanh hầu mốc chữ Phương đình.
Chẳng quản chi người chí nhục, kẻ chí vinh,
Lấy sơn thủy hữu tình làm khế hữu.
Khi bình hoa, khi đối tửu.
Kho trời chung phong nguyệt của riêng ta:
Chơi đi kẻo nữa mà già.
Hoàng Cảnh Tuân.
Mưỡu hậu.- Mưỡu hậu bao giờ cũng là mưỡu đơn. Mưỡu hậu thường đặt ở câu
xếp và câu keo; nhưng cũng có khi đặt ở dưới câu keo, nghĩa là đặt hẳn xuống
cuối bài hát nói. Nếu hai câu mưỡu hậu đặt xen vào giữa câu xếp và câu keo, thì
câu lục phải ăn vần với câu xếp ở trên mà câu bát phải buông vần xuống cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.