VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU - Trang 132

DƯƠNG QUẢNG HÀM

VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU

THIÊN THỨ TƯ: CÁC THỂ VĂN

CHƯƠNG THỨ MƯỜI SÁU

CA HUẾ VÀ HÁT BỘI

1. Ca Huế
Các lối ca khúc của ta.- Các lỗi ca khúc (những bài hát hòa với âm nhạc) của ta
rất nhiều.Những đại thể ta có thể phân làm hai loại:
1) Các biến thể của hai thể lục bát và Song thất: cái đặc tính của các lối này là
vừa có yêu vận vừa có cước vận. Trừ lối hát nói ta đã xét rõ phép tắc trong
chương trên, còn có các lối xẩm (xẩm nhà trò, xẩm chợ), hề, điên, đò đưa chũng
châm chước theo hai thể lục bát và song thất (Xem những Bài đọc thêm số 1, 2,
3, 4, 5)
2) Các biến thể của thơ có cái đặc tính là chỉ có cước vận, mà không có yêu vận.
Các lối sau này gọi chung là ca Huế hoặc hát ; ý. Nay ta phải xét qua thể cách
các lối này .
Nguồn gốc các lối ca Huế.- Về nguồn gốc các lối ca này có hai thuyết:
1) Nhiều người cho rằng các lối ca Huế là do ta phỏng theo các ca khúc của
người Chiêm Thành mà đặt ra .
Nay xét trong Nam sử, thấy chép hai việc sau này: Năm 1044 (Thiên cảm
Thánh-vũ nguyên niên), vua Lý Thái tôn đi đánh Chiêm thành, chém vua Chiêm
là Sạ đẩu, rồi vào thành Phật-thệ (nay ở xã Nguyệt biều, huyện Hương-thuỷ,
tỉnh Thừa-thiên), bắt vợ, thiếp cùng cung nữ của vua Chiếm biết múa hát khúc
Tây Thiên về. Khi về, ngài sai làm cung riêng cho bọn cung nữ ấy ở (C.M.q.3,
tờ, 8,9,10)
Lại năm 1202 Thiên gia Bảo-hữu nguyên niên), vua Lý Cao tôn sai nhạc công
soạn ra nhạc khúc mới gọi là Chiêm thành âm, tiếng sầu oán thương xót, nghe
đến phải khóc (C.M. 1.5 tr.28a)
Xem hai việc chép trong sử ấy thì biết ta có tiếp xúc với ca nhạc của Chiêm
thành và chịu ảnh hưởng của nền ca nhạc ấy. Sau này khi dân tộc Chiêm-thành
đã mất nước, nỗi buồn rầu, lòng cảm cựu thổ lộ trong giọng hát, cung đàn, nên
có nhiều vẻ não nùng ai oán truyền sang nhạc của ta.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.