Minh Đế
muốn tăng thêm chút ít, thế mà người đời sau am tường việc lễ
còn có lời nghị luận khen chê. Xem vậy cũng đủ biết, các đế vương được
coi là đại hiếu đều là kiệm ước chứ không phải xa hoa. Cúi mong nhà vua
hãy theo kiệm ước. Huyệt chôn và đường đất xin theo quy chế của Hiếu
Lăng
. Điện thờ, sân vườn, non bộ … nên theo người xưa mà châm
chước. Việc xây cất cốt sao để tỏ được cái ý bớt xa xỉ và năng cần kiệm của
nhà vua đối với đời sau.
Sớ ấy dâng lên, Vua dụ rằng: -Bớt xa xỉ, theo kiệm ước vẫn là mối lo
nghĩ lớn của các bậc đế vương, nhưng không phải vì thế mà tiết kiệm của
cải cả nước với vua là bậc cha mẹ của dân.
Nói rồi, (Nhà vua) giao cho đình thần bàn nghị, việc gì cần xem xét lại,
cứ việc thẳng thắn tâu bày, cốt sao cho thỏa đáng thì thôi, đừng thấy ý Vua
như vậy rồi không dám nói. (Nhà vua) còn đem lời tâu của Phạm Khôi cho
đình thần xem xét, bàn luận đúng sai ra sao rồi cứ việc tâu lên.”
Lời bàn
Dẫu nhiều lần bị cách chức nhưng trước sau Phạm Khôi vẫn giữ lòng
cương trực, kính thay! Sống mà chỉ cốt lấy lòng các đấng trưởng thượng, ta
bất quá chỉ là bản sao vụng về của người khác mà thôi.
Phạm Khôi khẳng khái can vua, ý nảy sinh từ đức độ của mình và cũng
là đại đạo của muôn thuở, lời gắn chặt với điển lễ tôn kính của ngàn xưa và
cũng là của lòng dân đương thời, đấng vương giả dẫu chẳng vui cũng khó
mà bắt lỗi, đáng phục thay!
Bấy giờ, cũng có kẻ can vua nhưng thực là nịnh vua, họ nói lời can ngăn
chẳng qua để lấy tiếng chớ không phải để nghiêm giữ kỉ cương phép nước,
rốt cuộc chỉ khiến chính sự thêm rối bời mà thôi. Phạm Khôi thì khác hẳn,
ông can vua vì thực lòng mong cho xã tắc có đấng minh quân. Nỗi mong
chân thành và mãnh liệt ấy đã khiến ông dám nói những lời mà bá quan
không ai dám nói. Mới hay, quan trong triều lúc ấy thì đông mà có dũng khí
như ông lại quá ít.