26. Thượng hoàng Trần Nhân Tông dạy vua
Trần Nhân Tông húy là Khâm, được vua cha là Trần Thánh Tông truyền
ngôi cho từ năm 1278, làm vua đến năm 1293 thì nhường ngôi cho con là
Thái tử Thuyên, tức vua Trần Anh Tông. Từ đó, Trần Nhân Tông là
Thượng hoàng. Anh Tông thích rượu chè, bởi vậy mới có chuyện Thượng
hoàng Trần Nhân Tông dạy vua Trần Anh Tông vào năm Kỉ hợi (1299)
được sử cũ ghi lại. Nay theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương
mục (chính biên, quyển 8, tờ 27 và 28) mà thuật lại như sau:
“Lúc ấy, Thượng hoàng từ phủ Thiên Trường về kinh, các quan trong
triều không ai hay biết. Vua uống rượu xương bồ
, say ngủ đánh thức mãi
không được. Thượng hoàng thong thả đi xem hết các cung điện một hồi
lâu, đến khi Nội hầu dâng cơm, Thượng hoàng không thấy Vua, lấy làm lạ,
bèn hỏi. Biết chuyện (Vua say rượu) Thượng hoàng giận lắm, lập tức trở về
Thiên Trường, hạ chiếu cho trăm quan nội ngày mai phải đến tề tựu (ở
Thiên Trường) để nghe chỉ dụ. Đến quá trưa (hôm sau) Nhà vua mới tỉnh
dậy. Cung nhân đem việc đó tâu bày, Nhà vua sợ quá, đi bộ ra ngoài cung,
khi về qua chùa Tư Phúc, gặp người học trò là Đoàn Nhữ Hài. Vua hỏi,
Nhữ Hài vội vàng cúi rạp xuống đất thưa là học trò đi học. Vua cho theo
vào cung, bảo rằng: -Mới đây, trẫm say rượu, bị Thượng hoàng hỏi tội, nay
muốn dâng biểu tạ tội, nhà ngươi hãy thảo giúp ta tờ biểu ấy.
Nhữ Hài vâng lời, thảo xong ngay. Nhà vua liền dùng thuyền nhỏ, cho
Nhữ Hài đi theo, đêm thì tới Thiên Trường. Sớm hôm sau (Vua) sai Nhữ
Hài đội tờ biểu dâng lên. Thượng hoàng hỏi: -Người dâng biểu là người
nào?
Người hầu cận thưa rằng: -Đấy là người của Quan gia (chỉ vua Trần –
ND) sai dâng biểu tạ tội.
Thượng hoàng không nói gì cả. Trời xẩm tối, gió mưa ầm ĩ mà Nhữ Hài
vẫn quỳ gối không nhúc nhích, Thượng hoàng bèn cho lấy tờ biểu vào xem,
thấy lời lẽ ý tứ thiết tha thành khẩn, mới cho triệu Nhà vua vào và dạy rằng: