nách chờ, Duy Từ vừa chợt nhìn thấy đã đứng lại, không chịu đi nữa. Chúa
liền vào mặc áo, đội mũ chỉnh tề để ra mời. Duy Từ lúc ấy mới rảo bước
vào lạy. (Chúa và Duy Từ) cùng nói chuyện. Chúa vui vẻ hỏi: -Khanh sao
đến muộn thế?
Nói xong; trao ngay cho chức Nha úy
Nội tán
, tước Lộc Khê Hầu,
sai trông coi việc quân cơ trong ngoài và dự bàn việc lớn của quốc gia.
Chúa mời (Duy Từ) vào trong cung cấm để bàn bạc. Duy Từ nhân đó
bày tỏ hết những điều uẩn khúc trong lòng cho Chúa hay. Chúa khen Đức
Hòa là bậc biết người, bèn trọng thưởng cho ông”.
Lời bàn
Sự đời quả là còn éo le hơn cả những màn chèo mà do lí lịch xuất Thân,
Đào Duy Từ từng am tường cặn kẽ. Tích xưa thường có đoạn kết rất có
hậu, hậu vận của Đào Duy Từ cũng rất có hậu đó thôi.
Chúa Nguyễn Phúc Nguyên khen Trần Đức Hòa là bậc biết người, thật
không thể nào nói khác hơn được. Kẻ bất tài lại bất nhân, bao giờ cũng chỉ
canh cánh nỗi lo người khác hơn mình. Họ ghen ghét đã đành, có khi còn
tìm cách hãm hại, đẩy người tài đức vào chỗ chết. Khám lí Trần Đức Hòa
thì hòan toàn ngược lại, gặp được người tài còn lấy làm vui hơn bắt được
vàng, một lòng tận tụy bảo bọc, chỉ chờ được dịp là tiến cử, đáng kính thay!
Có người sống cạnh ta cả đời mà rốt cuộc vẫn chẳng hiểu ta, nhưng cũng có
người dẫu chỉ mới sơ giao, ta đã có cảm giác như họ vừa từ trong lòng ta đi
ra vậy. Những người tri kỉ như vậy, đông tây kim cổ vẫn rất hiếm. Phải
chăng cũng chính vì sự đặc biệt hiếm hoi ấy mà sử đã trân trọng chép cuộc
gặp gỡ rất tương đắc giữa Đào Duy Từ với Trần Đức Hòa? Nếu coi đó là
hạnh phúc thì Đào Duy Từ là người vô cùng hạnh phúc vậy.
Chúa khen Trần Đức Hòa, còn hậu thế cũng xin có lời khen Chúa vậy.
Vui vẻ sửa sang áo mũ chỉnh tề để tiếp bậc hiền nhân quân tử, chỉ chừng ấy
thôi. Chúa cũng rất đáng mặt là Chúa rồi. Ban quyền và trao chức, ấy là
Chúa thực lòng muốn trọng dụng. Hóa ra, Đào Duy Từ ít nhất cũng có đến