Đoan Thái (1586-1587)
Hưng Trị (1588-1590)
Hồng Ninh (1591-1592)
Khi Mạc Mậu Hợp bị giết, vị trí của họ Mạc trên vũ đài chính trị của
nước nhà không có gì đáng kể nữa. Tuy nhiên, dư đảng của họ Mạc vẫn còn
tiếp tục hoạt động cho đến nửa sau của thế kỉ XVII. Dưới đây là thế thứ
thời suy tàn cua họ Mạc.
06) Mạc Toàn (1592-1593)
Con trưởng của Mạc Mậu Hợp, được Mạc Mậu Hợp truyền ngôi vào
tháng 11 năm Nhâm Thìn (1592).
Bị Trịnh Tùng bắt và giết vào tháng 1 năm Quý Tị (1593), vì chưa rõ
năm sinh nên không biết Mạc Toàn thọ bao nhiêu tuổi.
Trong thời gian ở ngôi, Mạc Toàn có đặt một niên hiệu là Vũ An.
07) Mạc Kính Chỉ (1592-1593)
Con của Mạc Kính Điển, cháu nội của Mạc Phúc Hải (chú ruột của
Mạc Toàn).
Lên ngôi ngay sau khi Mạc Mậu Hợp bị giết (tháng 12 năm 1592), dẫu
trước đó một tháng, Mạc Toàn đã được cha là Mạc Mậu Hợp truyền
ngôi cho.
Bị Trịnh Tùng bắt và giết cùng với Mạc Toàn vào tháng 1 năm 1593.
Do chưa rõ năm sinh nên không biết Mạc Kính Chỉ thọ bao nhiêu tuổi.
Trong thời gian ở ngôi, Mạc Kính Chi có đặt hai niên hiệu sau đây:
Bảo Định (1592)
Khang Hựu (1593- vừa đặt xong thì bị giết).
08) Mạc Kính Cung (1593-1625)
Tự lập làm vua vào năm Quý Tị (1593) và ở ngôi 32 năm.