VIỆT SỬ GIAI THOẠI - Trang 880

thứ ba (tức năm 1822 – ND), triều đinh truy tặng Nguyễn Đăng Trường
chức Thượng thư.”

Lời bàn

Mỗi thời có một cách hiểu khác nhau về trung và hiếu, nhưng phàm đã là

người thì phải biết hiếu, biết trung. Yêu hay ghét Nguyễn Đăng Trường là
quyền riêng của mỗi người, song, không thể lấy quyền riêng ấy mà nói
rằng, lời của Nguyễn Đăng Trường là sai. Nguyễn Huệ lúc ấy dẫu chỉ mới
23 tuổi nhưng đã đủ bình tĩnh để lắng nghe mọi lời, kính thay! Múc bớt
một gáo nước, biển cả chẳng hề vơi, thả một Nguyễn Đăng Trường, Tây
Sơn không hề suy yếu, đại trượng phu trong các đại trượng phu chính là
Nguyễn Huệ

Bị bắt lần thứ hai, Nguyễn Đăng Trường đã tự bộc lộ rõ rệt sự non kém

của mình. Một là, nói theo cách nói của sử cũ, ông xứng đáng xếp vào hàng
… ngu trung. Hai là chúa đã chạy vào Nam, có còn đâu ở Phú Xuân mà
quay mặt về hướng Bắc để lạy. Trong sự lạy, nỗi khiếp sợ của muôn đời
vẫn là lạy sai địa chỉ đó thôi.

Cương trực và gàn dở vốn là hai khái niệm rất khác nhau, vậy mà sao

người đời vẫn thường hay lầm lẫn khái niệm này sang khái niệm nọ, tỉ như
Nguyễn Đăng Trường.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.