hai tên đầy tớ là Thế và Thẩm (cả hai đều chưa rõ họ) như sau: -Vương
thượng mắc bệnh mà ta không được vào chầu. Vậy, nếu có biến cố tương tự
như việc làm của tên Cao và tên Tư (chỉ hai đại thần của Tần Thuỷ Hoàng
là Triệu Cao và Lý Tư đã phế truất ngôi Thái tử của Phù Tô để lập Hồ Hợi.
Chuyện xảy ra khi Tần Thủy Hoàng đi tuần du ở Sa Khâu, bị bệnh mà mất
– ND), thì ta phải toan tính như thế nào?
Bọn (Đàm) Xuân Thụ xin được bí mật sắm sửa vũ khí, chiêu mộ binh sĩ
để chờ. Nếu trong phủ đường có sự chẳng lành (ý nói Trịnh Sâm mất –
ND), thì lập tức đóng cửa thành, bắt giết (Hoàng) Đình Bảo và bắt Đặng
Thị Huệ rồi cấp báo cho quan lại ở hai Trấn (Sơn Tây và Kinh Bắc, nơi
quan trấn thủ vốn kình địch với Hoàng Đình Bảo – ND) đem binh mã về hộ
vệ, thì ngôi chúa mới có thể vững vàng (trong tay Trịnh Khải) được. (Trịnh)
Khải cho lời bàn ấy là đúng, bèn lén đến nhà viên Nội thị là Chu Xuân Hán
vay 1.000 lạng bạc để sắm sửa vũ khí và nuôi dũng sĩ. Bọn Trấn thủ Sơn
Tây là Nguyễn Lệ, từng làm (Tả) Tư giảng cho (Trịnh) Khải, Trấn thủ Kinh
Bắc là Nguyễn Khắc Tuân, con nuôi của (hoạn quan) Nguyễn Phương
Đĩnh, vốn là chỗ thân tình (của Trịnh Khải) nay đều được mật báo cho biết
để sẵn sàng ứng phó.
Quan Đốc đồng Kinh Bắc là Ngô (Thì) Nhậm từng giữ việc ngày ngày
giảng sách cho (Trịnh) Khải cũng rất được (Trịnh) Khải thân yêu. Tên đầy
tớ, cũng là học trò của (Ngô Thì) Nhậm lúc này đang giữ sách cho (Trịnh)
Khải là Hà Như Sơn biết được cơ mưu, bèn đem nói với (Ngô Thì) Nhậm.
Bấy giờ có viên Cấp sự trung là Nguyễn Huy Bá, vốn tính ưa giảo hoạt,
từng vì tội tham ô mà bị bãi chức. (Nguyễn Huy) Bá cho con dâu vào làm
thị tì, hầu hạ Đặng Thị (Huệ), lại còn sai người thân tín vào cầu cạnh để
làm môn hạ của Nguyễn Khắc Tuân (là kẻ đối nghịch với phe Đặng Thị
Huệ – ND). Nhờ (kẻ thân tín làm môn hạ này mà Nguyễn Huy Bá) dò biết
được cơ mưu, liền tố cáo ngay với Đặng Thị (Huệ). (Ngô Thì) Nhậm cũng
muốn phụ họa với Đặng Thị (Huệ), bèn cùng với (Nguyễn) Huy Bá hợp
mưu tố cáo rằng (Trịnh) Khải đã lén lút liên hệ với hai viên trấn thủ (Sơn
Tây và Kinh Bắc) để làm chuyện phản nghịch. (Trịnh) Sâm giận lắm, cho