bỗng chốc mà ra thế này, trẫm không hay biết trước để bảo toàn sứ mạng
tức là đức của trẫm đã bạc rồi vậy.
Vua hỏi Phạm Đăng Hưng rằng: -Nên táng (Nguyễn Văn) Thành theo lễ
nào?
(Phạm Đăng) Hưng tâu: -Táng theo lễ thứ nhân.
Vua im lặng, sau, sai một viên Cai đội ở Trung quân đem ba mươi người
lính đi lo việc tang, cấp cho 500 quan (ngang với tiền trả mũ áo khi về
hưu), lại cho thêm ba tấm gấm Tống và vải lụa cộng là mười tấm. Các con
(của Nguyễn Văn Thành) đang giam đều tha cho ra khỏi tù cả”.
Lời bàn
Nguyễn Văn Thành một đời làm tướng, tài đủ để thắng được đối phương
nhưng chưa đủ để chế ngự những suy nghĩ bột phát trong người, khiến bao
lần phải thất thố, mất lòng đồng liêu và mất cả sự tin yêu của vua nữa. Xem
việc ông để tâm chán ghét Lê Văn Duyệt khi Lê Văn Duyệt từ chối uống
rượu, lại xem việc ông nói năng thiếu cẩn trọng khi đi chọn đất làm Sơn
Lăng cho vua Gia Long, cũng như khi ông họp các quan bàn chuyện lập
Thải tử, thì đủ biết ông là người khó bề tránh được đại họa.
Cha nào, con nấy, cái ngông nghênh của Nguyễn Văn Thuyên không thể
nói là không có phần ảnh hưởng của cha. Xưa nay, ngông nghênh vô lối với
khẩu khí của bậc có chí lớn rất biệt nhau, vậy mà nào ít kẻ cố tình trộn lẫn.
Thương hại thay! Vua Gia Long lúc đầu tha cho các con của Nguyễn Văn
Thành, nhưng sau đó lại bắt giết Nguyễn Văn Thuyên. Dương thế thuở ấy
bớt được một kẻ gàn, quả có vậy thật. Về sau, vua Minh Mạng còn bắt giết
hết những người con còn lại của Nguyễn Văn Thành, gồm Nguyễn Văn
Thần, Nguyễn Văn Nhâm, Nguyễn Văn Chuân, Nguyễn Văn Huyền,
Nguyễn Văn Hân, cùng với gia thuộc của họ. Vụ án mới thê thảm làm sao!
Ranh ma bơn cả trong toàn bộ chuyện này có lẽ là Nguyễn Trương Hiệu.
Kẻ ăn hối lộ gian ngoan ấy đã đẩy gia đình Nguyễn Văn Thành vào chỗ
khốn cùng. Bấy giờ, triều đình không xử tội hắn, thế cũng có nghĩa là triều
đình tự xác định mức đọ xấu tốt của mình. Mới hay, kẻ ăn hối lộ và tống