tập ở nhà Quảng Phúc
. Các vị vương tước như Thương Sơn và Vĩ Dã lúc
nhỏ cũng từng là học trò của ông. Sau, ông được thăng làm Thị độc Học sĩ
rồi án sát Tuyên Quang, được độ hơn một tháng thì được thăng làm Thị
lang bộ Hộ, sung biện các việc ở Nội Các.
Năm (Minh Mạng) thứ mười lăm (tức năm 1836 – NKT), quan án sát
sứ
ở Hưng Yên là Nguyễn Trữ trót dại nghe lời xúi giục của các quan
dưới quyền, bỏ bớt lời khai của bọn tội phạm, bị quan Tuần phủ là Phan Bá
Đạt hặc tâu nên bị kết án phải đi đày. Nhưng, Vua lại cho là chưa đủ chứng
cớ để nói là nhận hối lộ, cho nên, đặc cách cho được hưởng án cách chức
và lập công để chuộc tội. (Thân Văn) Quyền nghĩ rằng, (Nguyễn) Trữ là
Tiến sĩ xuất thân, cho nêm tâu xin giảm nhẹ tội hơn nữa. Vua ghét, cho là
(Thân Văn Quyền) có ý che chở, liền sai vệ sĩ lôi ra chém. Nhưng, khi
(Thân Văn Quyền) sắp sửa bị chém thì Vua lại xuống lệnh đem ông tống
giam để chờ đến mùa thu xét xử. Sau, ông được tha nhưng buộc phải đi
phục dịch trên chuyến tàu đến La Tống (tức Philippine – NKT) để chuộc
tội”.
Lời bàn
Lần thứ nhất, tạm cho là học trò trường Quốc Tử Giám chưa giỏi, vua
Minh Mạng giáng chức của Thân Văn Quyên như thế là có phần khắt khe.
Vả chăng, lỗi của Thân Văn Quyền trong trường hợp này, nhiều lắm cũng
chỉ có thể nói là …năng lực còn hạn chế!
Lần thứ hai, tuy có khôn ngoan hơn Lý Văn Phức, nhưng rõ ràng, Thân
Văn Quyền là người ăn hối lộ. Của ấy khó nuốt nên Thân Văn Quyền phải
nhả ra, ô uế cả một đoạn sử, giận thay!
Lần thứ ba, Thân Văn Quyền đứng hẳn về phe những người ăn bớt ở lò
đúc tiền. Lời ông tâu kể đã hơn một trăm năm mà giờ đây nghe lại vẫn còn
đủ để gây kinh ngạc cho hậu thế.
Lần thứ tư, Thân Văn Quyền bao che cho kẻ có tội là Nguyễn Trữ chẳng
qua chỉ vì Nguyễn Trữ là Tiến sĩ xuất thân.