04. Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung
Trần Thị Dung là con gái của Trần Lý, cô ruột của vua Trần Thái Tông
(1225-1258). Bà vốn quê ở Lưu Gia, Hải Ấp (nay là đất Lưu Xá, huyện
Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Năm Kỉ Tị (1209), chính sự nhà Lý đổ nát, kinh
thành Thăng Long hỗn loạn, Thái tử của nhà Lý là Lý Hạo Sảm, bấy giờ
mới 15 tuổi, chạy đến vùng Lưu Gia, nhân đó, kết hôn với Trần Thị Dung.
Nhờ gia đình Trần Lý bảo bọc và hết lòng giúp đỡ, Thái tử Lý H̐o Sảm đã
mau chóng tập hợp được một lực lượng khá hùng mạnh. Năm Tân Mùi
(1210), vua cha là Lý Cao Tông qua đời, Thái tử Lý Hạo Sảm được triều
thần đón về để tôn lên ngôi vua, đó là vua Lý Huệ Tông (1210-1224). Năm
ấy, bà Trần Thị Dung được sách phong làm Nguyên phi (đứng đầu hàng thứ
hai của vợ vua). Nhưng, địa vị của Nguyên phi Trần Thị Dung trong hoàng
gia kể cũng thuộc hàng ba chìm bảy nổi. Đầu năm 1213, do vua Lý Huệ
Tông có chút nghi ngờ đối với anh trai của bà là Trần Tự Khánh, bà bị
giáng xuống hàng Ngự nữ (thấp nhất trong các thê thiếp của vua): Năm
Bính Tí (1216), bà được sách phong làm Thuận Trinh Phu nhân và đến cuối
năm ấy lại được sách phong làm Hoàng hậu.
Hoàng hậu Trần Thị Dung sinh hạ hai Công chúa. Trưởng Công chúa là
Thuận Thiên, sinh tháng 6 năm Bính Tí (1216), sau gà cho Trần Liễu (thân
sinh của Trần Hưng Đạo) và Công chúa thứ hai là Chiêu Thánh, sinh vào
tháng 9 năm Mậu Dần (1218), sau vì Lý Huệ Tông không có con trai lại
mắc bệnh điên, Chiêu Thánh được truyền ngôi vào năm Giáp Thân (1224),
ấy là Lý Chiêu Hoàng (1224-1225), Hoàng đế cuối cùng của triều Lý.
Cuối năm Ất Dậu (1225), Lý Chiêu Hoàng kết hôn với Trần Cảnh (em
ruột của Trần Liễu) và ngay sau đó thì nhường ngôi cho Trần Cảnh. Nhà
Trần được lập kể từ đó.
Từ ngày có mặt trong hoàng cung, Trần Thị Dung luôn tìm cách tạo điều
kiện cho họ Trần phát triển thế lực, ấy cũng là sự khôn khéo phòng thân.
Khi triều Trần được thiết lập, bà một lòng giúp rập họ Trần. Đầu năm Bính
Tuất (1226), Thượng hoàng Lý Huệ Tông bị phế, bắt ra ở chùa Chân Giáo,