27. Lời vàng ngọc cuối cùng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc
Tuấn
Tháng 8 năm Canh Tí (1300), Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn qua
đời, hưởng thọ 70 tuổi. Ông là nhà chính trị xuất sắc, nhà quân sự thiên tài
và là nhà văn hóa lớn của dân tộc. Tên tuổi và sự nghiệp của ông mãi mãi
sáng ngời với sử sách. Trước phút lâm chung, ông còn để lại cho hậu thế
những lời vàng ngọc, được sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục
trân trọng ghi lại như sau:
“Trước đây, Quốc Tuấn bị bệnh, Nhà vua (đây chỉ Trần Anh Tông – ND)
thân đến nhà riêng thăm viếng và hỏi rằng: -Nếu có sự không lành xảy ra (ý
nói lỡ Trần Quốc Tuấn qua đời – ND) mà quân Nguyên lại sang xâm lấn thì
chống cự bằng cách gì?
Quốc Tuấn thưa: -Ngày trước Triệu Võ
nước, Vua nhà Hán sai quân sang đánh, bấy giờ, dân thì phá hết hoa màu ở
đồng nội, quân thì kéo sang, dùng đoản binh
Khâm, châu Liêm và châu Trường Sa
. Đó là một thời kì. Đến đời nhà
Đinh, nhà Lê thì dùng người hiền tài. Lúc ấy phương Nam đang mạnh,
phương Bắc đang suy, trên dưới một dạ, dân không có lòng li tán, đắp
thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại cũng là một thời kì. Nhà Lý
dựng cơ nghiệp, người nhà Tống sang xâm lấn. Lúc ấy, dùng Lý Thường
Kiệt đánh châu Khâm, châu Liêm, nhiều phen đánh đến tận Mai Lĩnh
là có thế lực mạnh. Vừa rồi, Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt đánh phá bao vây.
Lúc ấy, vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước ra sức nên giặc phải
chịu bó tay. Đấy là lòng trời xui khiến.
Quân giặc cậy vào trường trận
, ta cậy ở đoản binh, đem đoản binh
chống trường trận là việc thường trong binh pháp. Nhưng cần phải cân nhắc
cho kĩ, giá thử quân giặc tràn sang như gió như lửa thì có thể chống cự
được, nếu giặc dùng cách chiếm cứ dần như tằm ăn dâu, không vơ vét của
dân, không mong đánh được ngay thì mình phải dùng tướng giỏi, xem tình
thế biến chuyển như người đánh cờ, tùy cơ mà ứng biến cho đúng, làm thế