xuống ngục của vệ Cẩm Y
. Cảnh Tuân ở trong ngục 5 năm, cùng con là
Thái Điên đều bị ốm mà chết”.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Ba phương sách của Cảnh Tuân mang khí khái
của bậc trượng phu. Ông nhận chức Giáo thụ của nhà Minh chắc có lẽ cũng
vì muốn ẩn dật mà không được”.
Lời bàn
Sức học mới ở hạ trai mà viết nổi “vạn ngôn thư” đã là khó, viết “vạn
ngôn thư” để giãi bày tâm huyết của một người giàu lòng trung quân ái
quốc và phân tích lẽ thiệt hơn cho kẻ lầm đường, khiến mạng sống của
người viết bị đe dọa, thì lại càng khó hơn.
Bùi Bá Kỳ nhận “vạn ngôn thư” rồi bỏ đấy, không dám bày tỏ chút lòng
ưu ái đối với Lê Cảnh Tuân, ấy là lỗi, nhưng có thế thì Bùi Bá Kỳ mới là
Bùi Bá Kỳ.
Ai bảo bút sa gà chết, còn đây, bút sa … người chết. Song, chết mà để lại
được một “vạn ngôn thư”, khiến cho muôn đời đểu hiểu được nỗi ưu thời
mẫn thế của mình, dễ đã mấy ai trường thọ mà đã làm được. Kính thay!