32. Duyên phận bà Dương Thị Bí
Lúc mới 15, 16 tuổi đầu, vua Lê Thái Tông đã có đến năm người vợ
chính thức được sách phong, đó là các bà: Dương Thị Bí, Nguyễn Thị Anh,
Ngô Thị Ngọc Dao, Lê Ngọc Dao, Lê Nhật Lệ. Trong số năm bà nói trên,
Dương Thị Bí là người sinh con trai sớm hơn cả. Con trai đầu của bà là
hoàng tử Lê Nghi Dân, sinh tháng 6 năm 1439 và đến ngày 21 tháng 1 năm
1440 thì được phong làm Thái tử. Nhưng, chỉ một năm sau, địa vị của hai
mẹ con bà Dương Thị Bí bị sụp đổ. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ,
quyển 11, tờ 53-b và 54-a) chép rằng:
“Trước đây, Dương Thị Bí sinh con là Nghi Dân, đã được nhà vua sách
phong làm Thái tử. Dương Thị Bí từ đó cậy thế mà kiêu căng, lăng loàn
quá lắm. Vua vẫn cố nhịn bao dung, chỉ giáng (Dương Thị Bí) xuống hàng
Chiêu nghi (hàng thấp trong thứ bậc của vợ vua) cốt cho thị sửa lỗi, nhưng
Dương Thị Bí lại lấy đó làm sự hằn học, chẳng chịu kiêng nể gì nữa. Nhà
vua nghĩ rằng, Dương Thị Bí đã quyết làm như vậy thì đứa con do bà đẻ ra
chưa hẳn sẽ thành người khá, bèn giáng bà xuống làm thứ nhân, xong,
xuống chiếu cho thiên hạ biết là ngôi Thái tử chưa định”.
Sự kiện trên xảy ra vào tháng giêng năm Tân Dậu (1441) thì đến tháng
11 năm đó, Lê Nghi Dân cũng bị giáng làm Lạng Sơn Vương
Thái tử lại thuộc về Lê Bang Cơ là Hoàng tử do bà Nguyễn Thị Anh sinh
ra, lúc đó vừa mới được 6 tháng tuổi. Năm 1442, vua Lê Thái Tông đột
ngột qua đời, Lê Bang Cơ được lên nối ngôi, đó là Lê Nhân Tông (1442-
1459). Năm 1459, Lê Nghi Dân nổi loạn, giết chết Lê Nhân Tông cùng bà
Thái hậu Nguyễn Thị Anh mà tự lập làm vua. Bà Dương Thị Bí sau lần bị
giáng làm thứ thân, không thấy sử chép gì thêm nữa.
Lời bàn
Người mẹ nào mà chẳng tự hào về con cái mình, nhưng, tự hào khác với
kiêu căng, ngạo mạn. Lỗi bà Dương Thị Bí mắc phải tuy dễ hiểu nhưng lại
khó bỏ qua. Nỗi bực dọc của vua Lê Thái Tông tuy có chỗ có thể cảm
thông, nhưng việc làm của Vua chỉ tỏ rõ sự bất lực của chính Nhà vua mà