18. Hoàng Giáp Phùng Khắc Khoan với chuyến Bắc sứ năm
1597
Phùng Khắc Khoan (1528-1613), quê ở Phùng Xá, huyện Thạch Thất
(nay thuộc tỉnh Hà Tây), nguyên là học trò của Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh
Khiêm (1491-1585). Năm 1550, Phùng Khắc Khoan vào Thanh Hoa, cùng
với các cựu thần nhà Lê chống lại nhà Mạc. Năm 1580, Phùng Khắc Khoan
đỗ Hoàng giáp và trở thành một trong những quan lại cao cấp của Nam
triều. Bình sinh ông từng giữ chức Thượng thư bộ Hộ và bộ Công và từng
cầm đầu phái bộ sứ giả nước ta sang Trung Quốc. Lúc về hưu, Phùng Khắc
Khoan đã tận tụy chỉ dẫn cho dân làng cách xây dựng hệ thống tưới tiêu, và
đặc biệt, ông đã dạy cho dân Phùng Xá học nghề dệt vải, khiến cho dân
Phùng Xá nổi tiếng với nghề thủ công đặc biệt này.
Ngày 10 tháng 4 năm Đinh Dậu (1597), triều đình cử một phái bộ sứ giả
sang rung Quốc để nạp cống và cầu phong. Chánh sứ của phái bộ này là
Công Bộ Tả thị lang
Phùng Khắc Khoan và Phó sứ là Thái thường Tự
khanh
Nguyễn Nhân Thiêm. Chuyến Bắc sứ này kéo dài tổng cộng gần
một năm rưỡi và Phùng Khắc Khoan đã hoàn thành tốt đẹp phận sự của
mình, để lại tiếng thơm ngàn đời trong sử sách. Sách Khâm định Việt sử
thông giám cương mục (Chính biên, quyển 30, tờ 26) chép như sau:
“Trước đây (chỉ tháng 4 năm 1597, vì đoạn này chép việc của tháng 12
năm 1598 – ND), sứ thần là Phùng Khắc Khoan đem phẩm vật sang Yên
Kinh (Trung Quốc – ND) để cống nạp. Vua Minh rất bằng lòng, hạ chiếu
phong vua Lê làm Đô thống sứ
của An Nam Đô thống sứ ti, được cai
quản nhân dân trong nước và được ban một quả ấn bằng bạc trên có khắc
chữ An Nam, sai Phùng Khắc Khoan mang về. Phùng Khắc Khoan dâng sớ
biện bác rằng: -Họ Lê là dòng chính thống của nước An Nam, vì giận kẻ bề
tôi là họ Mạc bạo ngược tiếm ngôi cướp nước, nên cam chịu nếm mật nằm
gai, quyết chí khôi phục cơ nghiệp của tổ tông. Họ Mạc vốn đời đời làm tôi
mà dám giết vua cướp nước, rõ là có tội với thiên triều mà vẫn được phong
chức Đô thống một cách ám muội. Nay, họ Lê không phải là người có tội