40. Vì sao Trịnh Lịch và Trịnh Sầm bị giết?
Trịnh Lịch và Trịnh Sầm đều là con của chúa Trịnh Tráng (1623-1657).
Năm Nhâm Ngọ (1642), nghĩa là đúng một năm trước khi xuất quân gây
cuộc ác chiến lần thứ ba (1643) với họ Nguyễn, Trịnh Tráng cho các con
của mình đi trấn giữ các địa phương hiểm yếu, cốt để bảo đảm an toàn cho
hậu phương. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên,
quyển 31, tờ 30) cho biết:
“Tráng lấy cớ rằng, việc xét xử sao cho trôi chảy, ngăn chặn và nã bắt
kịp thời bọn trộm cướp; chính là giềng mối của nước nhà, vì thế, bổ dụng
các con như sau:
- Thái úy, Tây Quận công là Trịnh Tạc: trấn thủ Sơn Nam.
- Thái bảo, Phù Quận công là Trịnh Lịch: trấn thủ Sơn Tây.
- Quỳnh Nham công là Trịnh Lệ: trấn thủ Kinh Bắc
.
- Thiếu úy, Hoa Quận công là Trịnh Sầm: trấn thủ Hải Dương.
(Trịnh Tráng) lại còn ra lệnh cho quan Thái thường tự khanh là Phạm
Công Trứ, quan Binh bộ Hữu thị lang
Hữu thị lang
là Nguyễn Bính, quan Hộ khoa Cấp sự trung
Nhân Trứ … cùng sung chức Tán lí
ở bốn trấn. Nhiệm vụ của các quan
nói trên là sửa chữa hoặc thay đổi những chính lệnh thối nát, vỗ về và an ủi
nhân dân các địa phương”.
Trong số các con nói trên của Trịnh Tráng, thì Trịnh Tạc là con trưởng,
lại thêm có chút công lao trong cuộc ác chiến lần thứ ba với họ Nguyễn,
cho nên, quyền uy ngày một lớn thêm. Tháng 4 năm Ất Dậu (1645), Trịnh
Tạc được tấn phong tới chức Tả tướng Tiết chế Thủy Bộ chư binh
, được
mở phủ đệ riêng, cho lấy tên là Khiêm Định. Trịnh Tráng tuy vẫn ở ngôi
chúa, nhưng quyền bính trong nước đều ủy thác cho Trịnh Tạc lo liệu. Hi
vọng chiếm đoạt ngôi chúa của Trịnh Lịch và Trịnh Sầm tiêu tan, bởi vậy,
họ liền nổi loạn. Sự việc này xảy ra vào năm 1645 và cũng được sách trên
(quyển 32, tờ 2) ghi lại như sau: