Phúc Nguyên – ND) từng vỗ về nó. Đến khi Chúa lên ngôi (chỉ việc
Nguyễn Phúc Lan nối nghiệp Chúa năm 1635 – ND), Khắc Liệt đem lòng
nghi sợ, lại cho quân quấy rối châu Nam Bố Chính
. Quan lại biên thùy
đem việc báo về, Chúa giận lắm, bèn họp các tướng để bàn. Nguyễn Hữu
Dật nói: -Khắc Liệt là đứa tiểu nhân phản bội, Trịnh Tráng dù bề ngoài có
tin dùng, thì bề trong vẫn nghi ngờ và ghét bỏ. Thần xin làm kế phản gián,
nói phao để họ Trịnh tin rằng Khắc Liệt đã cùng ta kết ước, giả làm bất hòa
với quân ta, đợi khi quân ta đánh úp thì nó sẽ tìm cách dụ Tráng đến cho ta
giết. Đó chẳng qua là cách làm cho Tráng thêm giận (Khắc Liệt). Ta cũng
nhân đó cho quân bí mật vượt sông Gianh, gặp Khắc Liệt và nhắc lại lời
hẹn ước cũ. Thừa lúc (Khắc Liệt) không phòng bị, ta đánh úp luôn. Làm
như vậy, nếu Khắc Liệt không bị ta bắt cũng bị họ Trịnh giết.
Chúa theo kế ấy, Trịnh Tráng nhận được thư (phản gián), quả nhiên rất
giận, tức thì sai Thái úy là Trịnh Kiều đem 5000 quân vào châu Bắc Bố
Chính để bắt Khắc Liệt. Khi (Trịnh Kiều) đến nơi thì Khắc Liệt đã bị các
tướng của ta là Nguyễn Phúc Kiều và Trương Phúc Phấn đánh cho chạy rồi.
Trịnh Kiều cho ràng Khắc Liệt chỉ giả vờ thua, liền bắt giải về cho Trịnh
Tráng giết.
Lời bàn
Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, đất hai bờ Nam Bắc sông Gianh là đất
trọng yếu nhất, tướng trấn giữ ở đấy đều là loại tin cẩn. Đành rằng lúc ấy
chính nghĩa chẳng thuộc về ai, nhưng phàm đã là người thì phải giữ chữ tín,
kẻ rắp tâm nuôi lòng phản trắc, muôn đời chẳng có ai thương. Nguyễn
Khắc Liệt trước phản chúa Trịnh, sau phản chúa Nguyễn, lòng dạ quả thật
khó lường, bị giết kể cũng là đáng tội lắm.
Có bao nhiêu kẻ phản trắc thì có bấy nhiêu kẻ phải sống trong bi kịch,
Nguyễn Khắc Liệt chẳng phải là trường hợp cá biệt đâu. Hầu như chưa
từng có một ngoại lệ nào, vâng, hầu như …
Nước sông Gianh ngàn đời vẫn chảy, vậy mà có giúp hồn thiêng của
Nguyễn Khắc Liệt rửa sạch được nỗi hổ thẹn đâu. Mới hay, chim cho ra