39. Bi kịch cuộc đời Nguyễn Khắc Liệt
Nguyễn Khắc Liệt là con của Nguyễn Khắc Khám, hai cha con đều là
tướng của chúa Trịnh. Năm 1633, chúa Trịnh đem quân tấn công vào Đàng
Trong lần thứ hai nhưng không thu được kết quả gì nên phải rút quân vế, để
Nguyễn Khác Liệt ở lại giữ đất Bắc Bố Chính (Quảng Bình). Chưa đầy một
năm sau, Nguyễn Khắc Liệt đã mưu phản chúa Trịnh. Sách Đại Nam thực
lục (Tiền biên, quyển 2) chép:
“Tướng Trịnh là Nguyễn Khắc Liệt bí mật sai người tâm phúc đến hẹn sẽ
phản lại họ Trịnh mà theo về (với chúa Nguyễn). Chúa nhận lời và hẹn
Khắc Liệt đến họp. Khắc Liệt thân hành đến kết ước. Khi trở về (Khắc
Liệt) cho đắp thêm lũy Phật Cương
và chia quân đóng giữ ở Hoành Sơn.
Trịnh Tráng biết tin nhưng sợ rằng đánh ngay sẽ có biến, đành tạm cho yên.
Khắc Liệt lấy đó làm điều đắc chí, càng ngày càng kiêu ngạo, càn quấy.
Chúa (chỉ Nguyễn Phúc Nguyên – ND) thấy vậy cũng không tin nữa”.
…”Chúa (chỉ Nguyễn Phúc Nguyên – ND) không được khoẻ, cho triệu
Thế tử Nhân Lộc Hầu (tức Nguyễn Phúc Lan – ND) và Tôn Thất Khê vào
hầu. Chúa bảo Khê rằng: -Ta vâng mệnh nối giữ nghiệp trước, chí chỉ cốt
phò vua và cứu sinh linh dân nước. Nay, Thế tử chưa phải là người từng
trải, cho nên, mọi việc lớn của nước nhà, ta ủy thác hết cho hiền đệ định
đoạt.
(Tôn Thất) Khê cúi đầu, vừa khóc vừa nói: -Thần dám đâu lại không
đem sức ngựa hèn ra báo đáp.
Chúa lại nói: -Khắc Liệt là đứa tiểu nhân phản trắc, trước kia ta có cùng
nó ước hẹn, chẳng qua chỉ là kế tạm chiêu nạp mà thôi. Các ngươi chớ nên
quá tin lời nó mà để mối lo ngại về sau.
Thế tử và Khê lạy khóc để nhận mệnh. Hôm ấy Chúa băng, ở ngôi 22
năm, thọ 73 tuổi”.
Cũng sách trên, quyển 3, chép tiếp:
“Trịnh Tráng triều Lê giết chết tướng của họ là Nguyễn Khắc Liệt.
Nguyên xưa, Khắc Liệt có đi lại với ta, Hy Tông (miếu hiệu của Nguyễn