VIỆT SỬ GIAI THOẠI - Trang 734

hắn theo về với họ mẹ. Nay, con đích (thực ra là con thứ, nhưng vì anh là
Lê Duy Hựu tức vua Lê Chân Tông đã mất nên con thứ được coi là con
đích – ND) là Duy Vũ đã lên chín tuổi, đã bắt đầu trưởng thành, nhờ
Vương (tức Trịnh Tạc – ND) giúp đỡ nên người để nối nghiệp lớn, giữ yên
lòng thần dân.

Vương thấy việc này rất hệ trọng, bèn sai các quan văn võ vào thềm son

để đợi mệnh, đồng thời, ủy cho bọn Tham tụng, Lễ bộ Thượng thư kiêm
Đông các Đại học sĩ, Thiếu bảo

[579]

, tước Yên Quận công là Phạm Công Trứ,

cùng các quan Hữu Đô đốc kiêm Thái giám, tước Bái Quận công là Lê Viết
Đăng, Hằng Quận công là Lê Đăng Tiến, vào chỗ Vua nằm để đợi cố mệnh.
Nhà vua khẩn khoản hiểu dụ đến hai ba lần, y như lời dụ trước đó (với
Thượng sư Tây Vương Trịnh Tạc). Phạm Công Trứ đem lời Vua trình lại
cho Vương hay. Vương và các quan tôn lập Hoàng tử Duy Vũ làm Thái tử,
phế Duy Tào làm thứ nhân, cho theo về với họ mẹ”.

Cũng sách trên cho biết, ngày 22 tháng 9 năm 1662, vua Lê Thần Tông

mất, Lê Duy Vũ lên nối ngôi vào tháng 11 năm 1662, lấy năm sau (1663)
làm năm Cảnh Trị thứ nhất.

Lời bàn
Thêm một lần nữa, hoàng tộc nhà Lê có người bất ngờ … được làm vua.

Bấy giờ, ngôi vua chẳng qua là đồ trang sức cho phủ Chúa, ai hợp ý Chúa,
kẻ đó được làm Vua, thế thôi. Làm Vua như thế, dễ thay! Nếu thiên hạ
không bận việc cuốc cày lại thêm chút liều lĩnh và ham vui nữa, tất tất đều
có thể ngồi lên ngai vàng. Xem ra, các chúa Trịnh thuở xưa cũng có tài vặ,.
đại để như tài tôn lập hoặc thí vua, tài tạo ra những màn kịch bi hài cho
cung đình. Trăm quan đặt ra, chẳng qua chỉ cốt để cho thêm đông người
biết ngoan ngoãn nghe lời chúa Trịnh mà thôi. Giá thử chúa Trịnh nói rằng
con trâu sẽ biết bay, ắt trăm quan chẳng những tin con trâu sẽ biết bay mà
còn tin là loài chim sẻ nhất định kéo được cày. Chúa đã bảo mà!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.