nhìn thẳng vào cô. Những ánh mắt tò mò, những ánh mắt xót xa, và cả
những ánh mắt hả hê. Nào, cô Hằng lớp trưởng, con gái của một ông giám
đốc tội lỗi, từ nay cô không còn hơn gì chúng tôi nữa nhé ! Tưởng gì ! Hóa
ra gia đình cô có tốt lành gì đâu !
Hạ chồm người qua nắm chặt lấy tay Hằng, lúc cô vừa ngồi xuống, thầm
thì:
− Bình tĩnh đi Hằng. Tụi tao lúc nào cũng là bạn mày.
Hai tờ giấy của Hân và Hoa cũng được vội vã chuyền xuống, với mấy
chữ nguệch ngoạc: “Đừng mất tinh thần Hằng ơi !”. “Can đảm lên Hằng.
Chút nữa tao dẫn đi ăn chè !”.
Những giọt nước mắt bắt đầu rơi xuống. Hằng gục mặt vào hai vòng tay,
lặng lẽ khóc. Cho mẹ, cho ba, và cho cả mình.
Thầy Phát dạy môn Anh văn, đứng trên bục giảng, nhìn Hằng bằng cặp
mắt thương xót. Nên cho em ấy về ? Hay cho lên nghỉ ở phòng y tế để em
ấy tạm qua được cú sốc này ? Tội nghiệp Hằng ! Nếu bậc cha mẹ nào cũng
biết nghĩ đến con cái, có lẽ cuộc sống này sẽ bớt hẳn đi những điều xấu xa.
Thầy Phát bước xuống, đi đến đặt nhẹ một tay lên vai Hằng:
− Hằng, em nên về nhà nghỉ. Thầy sẽ cho Hạ về với em.
Thầy Phát nhìn Hạ, gật đầu. Cô se sẽ thu xếp cặp vở cùa mình, rồi của
bạn. Hằng đi theo bạn như một cái máy. Lúc ấy, ở khu vực cuối lớp chợt
vang lẽn một tiếng cười thật khẽ, nhưng mọi người đều nghe. Rồi tiếng
Ngôn thì thầm với Trinh ở dãy bàn bên cạnh: