là họ giả vờ lăn xuống. Cứ thế, phu trèo lên mái nhà, dân xúm lại kéo
xuống. Phu tụm lại, vờ giằng co với chủ nhà rồi lại lảng đi, ngồi thanh
minh cãi vã với tụi lính.
Ngay từ khi quân địch còn cách đầu làng vài trăm thước, Lân đã nắm được
thông tin cụ thể về số lính, số vũ khí chúng mang theo và lượng dân phu
địch dồn theo để dỡ nhà dân. Anh nhẩm tính trong đầu rất nhanh. Khứu đã
ra hoà vào những người trong ban tranh đấu. Trong nhà chỉ còn mẹ anh –
bà giáo . Mẹ anh sẽ vừa là người liên lạc, vừa là người canh hầm, bảo vệ
cho anh. Căn hầm anh sử dụng vẫn là căn hầm bí mật cũ của nhà, cái hầm
đã gắn bó, che trở cho anh trong bao ngày gian khó nhất. Hầm rộng đủ cho
ba người ngồi
Mặc cho quân địch lùng sục, căn hầm của anh vẫn hết sức an toàn. Không
chỉ che chở cho anh, nó còn là nơi tiến hành các cuộc họp bí mật, là nơi che
giấu những đồng chí cán bộ lãnh đạo quan trọng của phong trào khi họ về
công tác tại Đức đại và cả Nghĩa Hưng. Căn hầm của Lân không an toàn
sao được khi nó được bảo vệ bởi chính tấm lòng người mẹ đã sinh và nuôi
dưỡng anh.
- Cộc, cộc, cộc! Nghe thấy tiếng gõ nhẹ đúng tín hiệu trên nắp. Một lát sau,
nắp hầm mở ra, Lân nhô đầu lên. Tằm cúi đầu xuống, nói nhẹ như người thì
thầm:
- Bọn Tây không dám trèo lên dỡ nhà, chúng nó chỉ lùa dân phu thôi. Phu
thì chỉ trèo lấy lệ, khẽ động là lại lăn xuống rồi quay ra cãi nhau với lính
om sòm. Bây giờ thì phải làm gì tiếp…
- Bảo bà con cứ tiếp tục giằng co. Nhất định không để chúng dỡ nhà một
cách dễ dàng. Nếu bọn lính trèo lên, dân phải tập trung lại, lôi cổ chúng nó
xuống…
Ngoài kia, dân đấu tranh với địch bằng nhiều hình thức. Người kêu khóc
ầm ĩ, các bà già cứ xông vào ôm chặt lấy những người phu không cho họ
trèo lên mái nhà. Nhìn tức mắt, mấy tên lính Âu Phi nhao lên. Tên nào leo