thống lô cốt này. Bên ngoài lô cốt, chúng cho rào dầy bằng hàng rào, dây
thép gai chống đột nhập. Đây là nơi lính Pháp cố thủ, nơi sinh hoạt, tích trữ
lương thực, vũ khí phục vụ mọi hoạt động của chúng. Khoảnh đất rộng mấy
nghìn mét vuông đất đình làng được dựng một loạt lô cốt nối tiếp nhau.
Chiếc thứ nhất nằm phía Tây khu đất, án ngữ con đường 192 từ Hải Dương
đi về các khu Thanh Miện, Hưng Yên. Phía Nam nền đình cũ, Pháp dựng
một boong ke nữa, chốt giữ đường mười bẩy đi Ninh Giang. Nối hai boong
ke chính này là hệ thống hào ngầm, như đoạn ruột non móc xích hai phần
của bộ máy tiêu hoá. Và cái dạ dầy với những ruột non, ruột già khốn kiếp
này của quân Pháp đã “nuốt” vào nó không biết cơ man nào sinh mạng, bất
biết họ là chiến sĩ cách mạng hay người dân vô tội.
Bốt Phương Điếm được dựng chỉ cách Hải Dương hơn chục cây số. Nó
không chỉ trở thành tiểu khu bảo vệ phía nam thị xã Hải Dương, mà còn là
đầu não chỉ huy các vị trí liên hiệp Pháp tại Tam Lâm, An Nghiệp, Quảng
Bì. Lực lượng địch đóng quân ở tiểu khu này thường xuyên có từ hai đại
đội đến một tiểu đoàn, được trang bị hoả lực mạnh. Mặc cho nó có là “pháo
đài thép” hay thứ gì đi nữa, thì trong mắt người dân làng Giỗ, Đức Phong,
Đại Liêu và các làng khác ở xung quanh, bốt Phương Điếm chẳng khác gì
một cái ung nhọt. Mỗi ngày nhìn thấy nó, người ta lại thấy khối u ấy ngày
một phình to. Nhân dân quanh vùng luôn cảm thấy nhức nhối, chỉ chờ dịp
là họ vùng lên, cắt phăng cái ung nhọt kinh hoàng ấy.
Bốt Giỗ như một con mẹ sề chềnh ềnh án ngữ, quanh nó, ở phía nam, cạnh
đường lớn vào thị trấn Gia Lộc, Pháp lập Camp lính nguỵ. Camp này do
một đại đội lính canh giữ, như một con chó trung thành nằm gác cổng cho
ông chủ khó tính vừa để bảo vệ bốt chính, vừa làm nhiệm vụ quản lý hành
chính giải quyết những thắc mắc đối với người dân quanh vùng. Lập xong
Camp lính nguỵ, Pháp chọn tên Mạc Đăng Dung làm đồn trưởng. Camp
lính nguỵ và những lô cốt nhỏ rải rác trong các làng quanh bốt như một đàn
ỉn con lúc nhúc nằm dọc bên đường mười bẩy và đường một chín hai. Tất
cả lũ ỉn con này bảo vệ cho bốt Giỗ mà quân Pháp gọi một cách mĩ miều là
“chi khu quân sự Phương Điếm”.
* *