VƯỢT LÊN NHỮNG CHUYỆN NHỎ TRONG CÔNG VIỆC - Trang 119

những cơ hội ẩn giấu. Bạn học hỏi từ những sai sót và thất bại của
mình để rồi tiến về phía trước.

Có câu nói rằng: “Chiến thắng không phải là tất cả, nó chỉ là một

trong những thành quả”. Với tôi, chiến thắng tuyệt đối chẳng có ý
nghĩa gì. Tâm lý “chiến thắng là tất cả” bắt nguồn từ nỗi lo sợ rằng
nếu ta không chiến thắng bây giờ thì sẽ chẳng còn cơ hội nữa. Dù đã
giành được nhiều giải thưởng, đạt được thành công về tài chính
nhưng tôi không bao giờ cho mình là người chiến thắng. Tôi không
thấy bất kỳ thành tựu nào của mình có ý nghĩa nếu trái tim tôi không
cảm thấy mãn nguyện về chúng, hay nếu tôi quên đi những phẩm giá
thật sự của mình.

Ed đã làm việc năm năm cho một công ty kỹ thuật sinh học. Một

phần công việc của anh là tìm cách cắt giảm chi phí để giúp công ty
tiết kiệm tiền. Anh kể tôi nghe về một vài việc làm tồi tệ của mình:
“Thật xấu hổ khi thừa nhận rằng ngày trước, tôi từng cảm thấy rất
phấn khích mỗi khi sa thải ai đó. Tôi không nghĩ mình là người xấu
xa nhưng tôi cảm thấy những đợt cắt giảm như vậy ảnh hưởng đến
tôi còn hơn những người bị sa thải. Tôi chỉ chăm chăm chú ý đến
hiệu quả công việc của mình chứ chẳng hề bận tâm đến nỗi sợ hãi
của những người bị sa thải. Tôi cũng không quan tâm đến việc họ sẽ
làm gì để chăm sóc con cái hay trả tiền thuê nhà. Nhưng một ngày
tôi bị ‘gậy ông lại đập lưng ông’. Hoàn toàn bất ngờ, tôi bị sa thải.
Tôi nghĩ chắc nhiều người rất vui khi thấy tôi bị như vậy. Tôi cảm
thấy ê chề nhưng cũng thật đáng đời mình. Nhưng anh biết không,
một thời gian sau, tôi lại thấy đây có lẽ là điều tuyệt vời nhất từng
xảy đến với mình. Sự kiện này đã giúp tôi biết cảm thông hơn với
mọi người. Và tôi không bao giờ đối xử với mọi người như trước
đây nữa”.

Quan điểm “tranh đua bằng mọi giá” dẫn đến những hệ quả xã

hội xấu. Khi tranh đua chỉ để chiến thắng, cả người chiến thắng và
người thất bại đều đáng thương như nhau. Lúc này bạn cảm thấy
mình buộc phải chiến thắng, nếu không thì sẽ phải đón nhận cảm giác
ê chề. Nó gửi một thông điệp nguy hiểm đến trẻ em và tạo nên cảm
giác thiếu lành mạnh về tính tự cao tự đại.

Bạn nghĩ thế nào về thông điệp thay thế sau đây: “Cố gắng hết

sức, tranh đua quyết liệt, tận hưởng mọi khoảnh khắc, nhưng nếu
thua cuộc cũng vẫn hạnh phúc”?
Đây chính là “tranh đua bằng trái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.