Xem Kiểm định A/B.
Tiêu dùng biểu tượng (Symbolic consumption)
Các sản phẩm và dịch vụ luôn truyền tải những ý nghĩa biểu tượng vượt xa
tính năng hoạt động của chúng. Người tiêu dùng có thể tham gia vào quá
trình mua hàng nhằm đáp lại những ý nghĩa mà họ đã gán cho những
thương hiệu nhất định.
Tương tác biểu tượng (Symbolic interactionism)
Một khái niệm trong tâm lý học xã hội, cho rằng con người hành động
hướng tới mọi vật dựa trên nền tảng ý nghĩa họ quy cho chúng. Bởi vì con
người luôn luôn luôn tương tác với các biểu tượng và định nghĩa chúng, các
thương hiệu có thể sử dụng những lớp ý nghĩa có sẵn này để liên hệ sản
phẩm hay dịch vụ với những giá trị và khao khác cụ thể thông qua biểu
tượng hình ảnh.
Lãnh đạo bằng suy nghĩ (Thought leadership)
Là chiến lược thể hiện thương hiệu như một chuyên gia trong các lĩnh vực
chính liên quan đến sở thích hay nhu cầu của khách hàng nhằm tạo dựng
lòng tin và kích hoạt quá trình chuyển đổi.
Phân tích cơ hội giá trị (Value opportunity analysis)
Là một phương pháp đo lường nhận thức của người tiêu dùng về trải
nghiệm sản phẩm (hành trình) mà chúng ta đã tạo dựng cho họ. Người tiêu
dùng đánh giá các giá trị khác nhau của sản phẩm hay dịch vụ theo cột mốc
thấp, trung bình, và cao. Phân tích cơ hội giá trị giúp chúng ta hình dung
những thiếu sót trong hành trình sản phẩm cũng như những điểm thỏa mãn
kỳ vọng của nó. Bằng cách cho chúng ta thấy các mặt còn yếu, công cụ này
có thể kích hoạt những cơ hội tạo dựng giá trị mới xuyên suốt toàn bộ hành
trình cho thương hiệu.