Trong khi đó, chiến thuật luôn có tính ứng biến bởi đây là
những kế hoạch ngắn hạn và thường chỉ xuất hiện trong các trận
đánh. Sở dĩ chiến thuật có tính ứng biến là do chúng ta không thể
lường trước những diễn tiến trong trận chiến.
Ví dụ, nếu ta nói: “Chúng ta sẽ tràn vào tấn công sườn bên phải
rồi phá vỡ trung tâm từ phía sau” thì đó là một chiến lược. Còn
nếu ta nói: “Nhìn kìa, chúng đang bỏ chạy! Tấn công!” thì đó là
một chiến thuật.
Tóm lại, chúng ta có thể định nghĩa chiến lược và chiến thuật
như sau:
Chiến lược: lên kế hoạch cho bức tranh toàn cảnh;
Chiến thuật: tạo ra và khai thác các cơ hội khi chúng xuất
hiện.
Thương trường là chiến trường
Mọi người đều thừa nhận rằng từ sau thất bại trong Thế
Chiến thứ II, người Nhật là những người đầu tiên nảy ra ý tưởng
“thương trường là chiến trường”, có nghĩa là doanh nghiệp cũng vận
dụng những kế hoạch hành động trên chiến trường vào thương
trường. Và rõ ràng, điều này đã thành công đối với nước Nhật: ngày
nay Nhật Bản là một cường quốc và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến
hầu hết mọi ngành chiến lược của thế giới, bao gồm tài chính,
truyền thông, giao thông công cộng, chất bán dẫn, các loại xe cộ và
những loại hình giải trí phổ biến. Các ngân hàng lớn nhất thế giới
đều là của người Nhật. Công ty thu âm lớn nhất tại Mỹ là của người
Nhật, và hai trong số ba công ty điện ảnh và giải trí lớn nhất ở Mỹ là
của người Nhật. Rất nhiều các công ty lớn ở Mỹ, như Loews
Theatres, Firestone Tires và 7-Eleven, cũng là của Nhật. Trên thực
tế, trong số 10 công ty lớn nhất thế giới thì có đến 7 là của người