YAMAMOTO - CON RỒNG THÁI BÌNH DƯƠNG - Trang 132

phụng sự Nhật Hoàng một cách trung thành."

Ngay khi nhận được tin mẫu hạm Hiryu bị mất, đô đốc Yamamoto vẫn tiếp
tục cuộc tấn công. Nhưng cuối cùng ông nhận rõ tình thế tuyệt vọng, và
đúng 3 giờ sáng ngày hôm sau, ông ra lệnh rút lui. Ðô đốc Spruance quyết
định đuổi theo hủy diệt hạm đội địch đang tháo chạy. Nhưng cuối cùng
Spruance phải bãi bỏ cuộc truy kích. Nhiều người chỉ trích Spruance đã
chấm dứt việc truy kích lực lượng rút lui của Nhật, nhưng quyết định của
Spruance thật ra rất khôn ngoan, vì đô đốc Yamamoto vẫn còn một lực
lượng khá hùng mạnh, có thể lừa Spruance vào bẫy, và đảo ngược được
chiến thắng của Mỹ.

Ðô đốc Nagumo đứng trên chiến hạm Nagara, im lặng nhìn hạm đội mẫu
hạm hùng mạnh của mình chìm dần. Kết quả chiến dịch Midway thực là thê
thảm cho hải quân Nhật. Xương sống của hải quân Nhật đã bị đánh gẫy.
Không phải chỉ có bốn mẫu hạm vô giá mất đi, mà còn mất theo rất nhiều
phi công thiện chiến nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Ðây là những mất mát
không thể nào thay thế được.

Các chuyên gia hải quân gọi trận thủy chiến Midway là một khúc rẽ của
toàn thể cuộc chiến tại Thái Bình Dương. Các lực lượng mẫu hạm đáng sợ
của Nhật Bản không còn tự do vẫy vùng tại Thái Bình Dương, tạo ra những
chết chóc và những tàn phá kinh hồn nữa. Hải quân Nhật không có khả
năng phục hồi lại sau thất bại chí tử này.

Ai có lỗi trong trận thủy chiến Midway? Chắc chắn đô đốc Nagumo phải
gánh chịu phần lớn trách nhiệm. Sự lưỡng lự của Nagumo vào giờ phút
nghiêm trọng nhất là yếu tố chính đưa tới thất trận ngày 4-6-1942. Tuy
nhiên vẫn có những yếu tố giảm khinh.

Nagumo tiến tới Midway mà không biết gì đang xảy ra chung quanh, như
một người mù. Hạm đội của Nagumo không nhận được một báo cáo nào về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.