nhận sự việc đúng với bản chất của nó hơn
Hiro lại hỏi chàng trai:
-Trong trường hợp nào thì cháu sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái chán nản?
Khi cháu thấy mình không có sự lựa chọn hay khi cháu thấy mình vẫn có
nhiều cách giải quyết khác?
-Tất nhiên là khi cháu thấy mình không có sự lựa chọn. đó cũng chính là
rắc rối mà hiện cháu đang gặp phải.
-Thế cháu làm cách nào để tìm kiếm các hướng giải quyết? Ngồi một chỗ
chìm đắm trong suy nghĩ hay bắt tay vào tìm hiểu các thông tin thực tế có
liên quan?
-Có lẽ cháu cần phải tích cực tìm hiểu bản chất vấn đề để tìm ra các giải
pháp, nhưng cháu nên nhớ rằng thông tin không đơn thuần chỉ là bộ sưu tập
các sự việc. Vấn đề còn ở chỗ người ta đánh giá và nhìn nhận thông tin đó
như thế nào nữa. đó là một khía cạnh quan trọng mà cháu phải lưu ý.
Lời nhắc nhở của ông Hiro khiến chàng trai nhận ra vài điều mà trước đây
anh không chú ý đến. Anh cần phải tìm hiểu, để ý thêm những suy nghĩ của
người khác cũng như các sự kiện thực tế. Có lẽ sau này anh phải để tâm hơn
đến khía cạnh này.
-Nhưng không lẽ cứ thu thập thông tin mãi thế hả ông? Làm sao cháu có
thể biết bao nhiêu thì đủ để ra quyết định?
-Ta có thể chia thông tin ra làm hai loại: thứ nhất là loại thông tin nếu ta
có được thì tốt, loại thứ hai là loại ta cần phải có.
Hiro lại nói tiếp:
-Có thể cháu sẽ có cảm giác rằng mình không bao giờ có đủ hết các thông
tin mà mình muốn cả. Lúc đó cháu hãy tự hỏi mình là “Mình đã có đủ các
thông tin mình cần chưa? ” Hãy nhớ rằng những thông tin “cần thiết” là
những điều mà nếu thiếu chúng, cháu không thể đưa ra một hướng giải quyết
tốt được.
Chẳng hạn như tối nay, chúng ta sẽ phải dựng trại để nghỉ chân. điều
chúng ta cần làm là phải nghiên cứu trước địa hình những khu gần đây để
tìm một chỗ cắm trại gần nguồn nước. Nếu không, mọi việc sẽ trở nên khó
29