ra đó không phải là ước mơ của mình mà là ước mơ của cha mẹ, hoặc chỉ là
tiêu chuẩn thành công mà xã hội đặt ra gò ép bạn mà thôi.
Giả như bạn có may mắn được tuyển vào công ty mình mong muốn đi
chăng nữa, cũng sẽ có lúc bạn cảm thấy mình chỉ là "lính đánh thuê", và
cũng không dễ gì để bạn gặp được cấp trên hoặc đàn anh nào trong công ty
chịu lắng nghe hay xem trọng ý kiến, suy nghĩ của bạn. Khi mới vào công
ty và bắt đầu học việc, việc bạn mắc lỗi là rất dễ hiểu. Khi mắc lỗi, nếu bạn
được các tiền bối trong công ty kiên nhẫn chỉ bảo từng chút một thì tốt quá
rồi. Thế nhưng nếu các tiền bối lại tỏ vẻ phiền toái ra mặt, có thể bạn sẽ tự
trách mình thiếu năng lực và cảm thấy khổ sở vì suy nghĩ đó. Rồi mỗi ngày
đi làm bạn sẽ băn khoăn không biết có nên cống hiến cả cuộc đời mình cho
noi này, và liệu có phải mình đang làm việc ở đây chỉ để đáp lại kỳ vọng
của ai đó, để trở thành một đứa con đáng tự hào của cha mẹ. Và rất có thể
bạn sẽ rơi vào trạng thái suy sụp tinh thần.
Thực ra tôi cũng từng như thế. Tôi đã nghĩ rằng nếu đỗ vào một trường
đại học tốt, tôi sẽ được gia đình, họ hàng, cả xã hội công nhận. Bản thân tôi
cũng đã muốn được công nhận theo cách đó. Khi còn nhỏ nhà tôi rất nghèo,
nên tôi đã coi việc đỗ vào một trường đại học danh giá là một cách để thoát
nghèo. Tôi đã nỗ lực hon những ngưòi khác, và còn học lên tận cao học dù
biết bản thân mình cũng chẳng giỏi giang gì lắm trong khoản học hành. Dĩ
nhiên bây giờ nhìn lại, khoảng thời gian đó không khiến tôi cảm thấy bất
hạnh hay hối tiếc, nhưng khi tự hỏi mình đã đạt được gì sau khi hoàn thành
cả khóa học tiến sĩ đằng đẵng, thành thật mà nói thứ tôi đạt được chỉ là
"Hóa ra cuộc sống giáo sư là vậy đấy" mà thôi. Thậm chí tôi còn cảm thấy
những kiến thức hàn lâm cũng chẳng giải đáp được hết những câu hỏi về
cội rễ con người. Và có lẽ điều lớn nhất tôi đạt được đó là, tôi đã bớt ám
ảnh về chuyện học hành.
Nhiều người hỏi tôi rằng làm thế nào mà tôi lại có dũng khí để trở thành
một nhà sư. Có thể đó là nhờ tôi đã chọn cách sống cuộc đời của riêng mình