mặt bọn trẻ, tôi cũng thử ngồi xuống chơi thì hiểu ra được
lối tư duy cũng như suy nghĩ của các con về trò chơi này.
Có lần, khi thấy con trai thứ chơi game, tôi đã nói "Dạo
này bố thấy con chơi game hơi nhiều đấy , vậy là thằng bé
phản bác "Bố nên công nhận giá trị xã hội mà game mang lại
đi ạ. Chăm chơi game con biết được nhiều thứ có ích hơn là
học ở trường đây bố ạ". Đó là câu trả lời của con khi chúng
tôi đang cùng ngồi ở bàn ăn vào một buôi sáng nọ.
Có lần, tôi lo lắng hỏi "Này gần đâysao bố không thấy
con ra vào mấy quán điện tử nữa vậy?”, thì nó trả lời tôi "Bố
ơi là bố, thời đại này không ai gọi chỗ đấy là 'Quán điện tử'
nữa mà người ta đổi sang gọi là 'Trung tâm giải trí' rồi bố ạ”.
Theo lời con trai tôi, thì các trung tâm giải trí game này
không cấm thanh thiếu niên vào như các sòng bài pachinko
và cũng nhờ thế mà bạo lực học đường đã giảm hẳn.
Với những trò như "Street Fighter", "Virtual Fighter",
những suy nghĩ bạo lực sẽ được giải tỏa thông qua việc đánh
bại đối thủ trong game bằng môn võ đối kháng đường phố.
Việc chiến đấu trên game với anh bạn không quen biết ngồi
máy bên cạnh sẽ làm tiêu tan ý muốn bắt nạt bạn bè cùng
trường.
Đây cũng là một cách để giải tỏa những căng thẳng của
con người, nếu tại trung tâm giải trí game bạn có thể làm
những việc không thể làm ở trường học thì vấn nạn bạo lực
học đường, hành vi muốn gây gổ đánh nhau cũng giảm đi,
hiện tượng ức chế trầm cảm sẽ bớt dần. Như thế chơi game