CHƯƠNG 2 NHỮNG CUỘC ĐỜI MAY MẮN VÀ
XUI RỦI
Những kết quả từ cuộc khảo sát của tôi chứng tỏ rằng đa số người ta
khẳng định rõ ràng mình là may mắn hoặc không may, và rằng vận may hay
vận rủi trải rộng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. những khám phá này kích
thích tôi đi tìm bản chất của may mắn.
Tôi quyết định cách tiếp tục tốt nhất là tập trung nghiên cứu những nhóm
người cực kỳ may mắn và nhóm người không may một cách hiếm có. Phương
pháp này vốn thường được các nhà tâm lý học sử dụng. ví dụ, để tìm hiểu
xem ký ức của chúng ta hoạt động như thế nào, các nhà nghiên cứu sẽ quan
sát những người đặc biệt ghi nhớ giỏi hay dở. những khám phá quan trọng về
sự phối hợp tài tình giữa mắt và tay được thực hiện là nhờ quan sát những vận
động viên điền kinh đỉnh cao và những nghệ sĩ xiếc nhào lộn. một số những
bí ẩn về thị giác được hé lộ thông qua việc nghiên cứu những nghệ nhân và
những người mù. Nhưng tôi biết rằng để tìm ra được những người may mắn
hoặc đen đủi khác thường sẵn lòng tham gia vào nghiên cứu này thì không
phải dễ dàng. Điều đó được chứng minh ngay từ khi chúng tôi bắt tay vào
việc.
May thay, một số nhà báo hay tin về cuộc khảo sát mà tôi đã thực hiện ở
London trước đó liền liên lạc với tôi, đề nghị viết bài về công trình tôi sắp
làm để đăng trên nhiều tờ báo, tạp chí khác nhau. Tôi yêu cầu họ thông tin
rằng tôi dự định nghiên cứu thêm về đề tài nay, và mong mỏi được người may
mắn và người không may góp sức, cùng tham gia. Cứ mỗi bài báo được đăng
tải là có thêm những cú điện thoại gọi về phòng thực nghiệm, và tôi dần dần
tập hợp được những người tình nguyện may mắn và không may. Cứ thế suốt
quãng thời gian tám năm, chúng tôi liên tục tiếp nhận thêm những người may
mắn và người không may mắn khác – họ nghe tin về nghiên cứu của tôi thông
qua truyền hình, đài phát thanh và cả internet. Cùng nhau, họ hợp thành một
cộng đồng mấy trăm nam giới và phụ nữ khác thường. người trẻ nhất là một
sinh viên 18 tuổi, người già nhất là một kế toán viên 84 tuổi, đã nghỉ hưu. Họ
thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội và đủ mọi lĩnh vực hoạt động – kinh doanh, học
thuật, công nhân, giáo viên, người bán hàng, và y tá. Tất cả họ đều tử tế đồng
ý cho tôi quan sát cuộc sống và suy nghĩ của họ dưới “kính hiển vi”. Với
nhiều người, tôi tiến hành phỏng vấn tỉ mỉ; với nhiều người khác, tôi yêu cầu
họ viết nhật ký; với nhiều người khác nữa, tôi mời đến phòng thực nghiệm
của tôi để làm một số thí nghiệm; và với nhiều người khác nữa.
tóm lại, nhờ sự hỗ trợ của những người khác thường ấy, tôi gặt hái được