ai có thể làm phiền tôi.”
Rueben ham đọc đến nỗi cậu trở nên hết sức chăm chỉ. Rueben nói: “Mỗi
buổi sáng tôi thường thức dậy vào đúng 6h45 vì đó là lúc cậu bé giao báo
đến nhà hàng xóm. Tôi đi ra bằng cửa sau và lén đọc tờ báo của nhà hàng
xóm. Sau khi đọc hết tờ báo, tôi gập lại và cố gắng đặt nó ngay ngắn như
cũ.”
Cuối cùng Rueben cũng bị phát hiện. Nhưng người hàng xóm không ngại
chuyện đó mà còn khuyến khích cậu tiếp tục đọc. Rueben cũng được hai
giáo viên của mình giúp đỡ. Họ liên tục khuyến khích niềm say mê đọc của
cậu và cho cậu mượn rất nhiều sách.
HƯỚNG ĐI MỚI
Mười bảy tuổi, Rueben chuyển tới Los Angeles để tìm kiếm cơ hội lớn hơn.
Khoảnh khắc cậu nhìn thấy Thái Bình Dương là lúc cậu biết mình sẽ không
bao giờ quay trở về sống ở Arizona nữa. Cậu nhận làm bất kỳ việc gì có
thể. Cậu bán hàng ở quầy tạp hóa, lái cần cẩu, làm công nhân nhà máy,
thậm chí cả ở Nhà máy Thép Bethlehem tại Maywood. Một hôm, cậu nhìn
thấy tờ quảng cáo của một trường dạy nghề cắt tóc và say mê với ý nghĩ sẽ
theo học trường dạy nghề đó. Rueben nói: “Tôi đã thấy những chiếc áo bờ-
lu họ mặc, rất trắng. Nó trái ngược hẳn với bụi bẩn của thế giới hầm mỏ.
Tôi muốn được sạch sẽ.”
Vào thập niên 1970, Rueben Martinez mở hiệu cắt tóc và trở thành ông chủ.
Anh bắt đầu tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân. Nhưng anh
không bao giờ đánh mất niềm đam mê đọc sách, thậm chí anh còn muốn
truyền sự đam mê đó cho mọi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi trong
cộng đồng người Tây Ban Nha và Latinh. Theo một cuộc điều tra của Tổ
chức Tài trợ nghệ thuật Quốc gia, mức đọc của người dân gốc Tây Ban Nha
chỉ bằng một nửa so với ngườida trắng không phải gốc Tây Ban Nha.
Rueben muốn thay đổi điều đó.