việc kinh doanh, bán sản phẩm, viết sách, thuyết giảng trước mọi người,
kiếm được tấm bằng ấy, đảm nhiệm chức vụ ấy, hay chiến thắng trận đấu
ấy? Nói "Tôi tự hào về bạn" một cách thoải mái với những ai luôn nỗ lực
hết mình là cách thể hiện lòng tôn trọng phẩm giá con người. Mọi người
bảo rằng tôi là người dễ bắt chuyện làm quen, từ những vị tổng thống cho
đến nhân viên phục vụ bãi đậu xe. Tôi tự hào về điều đó. Cha tôi là một thợ
điện bị thất nghiệp suốt thời kỳ Đại Suy thoái. Nhưng không vì thế mà tôi
không tự hào về ông. Ông đã làm việc chăm chỉ để nuôi lớn các con và đã
động viên tôi trở thành một người chủ doanh nghiệp.
Nhiều năm trước, tôi có tham dự một hội nghị chuyên đề đào tạo nghề cùng
với một số người có trình độ học vấn cao và nhiều năm kinh nghiệm. Suốt
buổi tôi ngồi nghe lời nhận xét của họ về những người lao động thất nghiệp,
đại loại như: "Có lẽ chí ít chúng ta có thể huấn luyện anh ta trở thành một
người thợ mộc", hay "Thế đấy, anh ta sẽ vẫn chỉ là một người thợ sửa ống
nước, nhưng...". Tôi cũng là người diễn thuyết tối đó. Vì thế tôi có cơ hội
nhắc nhở những người đạo mạo kia rằng họ đang nhìn xuống từ "tháp ngà
học vị" của mình và đang cố gắng an bài một chỗ đứng trong xã hội cho
những con người "đáng thương" kia - những người, theo như ý kiến của họ,
không đủ thông minh để học đại học.
Còn tôi thì không tin con người chỉ đơn thuần là công nhân cơ khí, người
bán hàng, nhân viên vệ sinh,... Tất cả chúng ta đều có nhân phẩm riêng, là
kết tinh thánh thiện của Vũ trụ và sử dụng tài năng thiên bẩm để đóng góp
cho xã hội theo cách riêng của mình. Ở đây, tôn trọng chính là điều mấu
chốt. Xuất phát từ thái độ tôn trọng, ta có thể nói "Tôi tự hào về bạn" với
bất kỳ ai hoàn thành tốt công việc của họ.
Là bậc làm cha làm mẹ, bạn có cơ hội tạo ảnh hưởng mạnh mẽ đến thành
công trong tương lai của những "mầm non" này. Trong vai trò là người quản
lý, giáo viên, hay huấn luyện viên, hãy đưa "Tôi tự hào về bạn" vào vốn từ
vựng hàng ngày của bạn. Tôi tin mỗi chúng ta đều được sinh ra với một